Khó thì… “tiền trảm, hậu tấu”

LCĐT - Vừa qua, trên địa bàn tỉnh, dư luận bất bình trước việc tại nhiều địa phương rộ lên tình trạng “tiền trảm, hậu tấu” ở một số dự án xây dựng cơ bản, hạ tầng giao thông hoặc khai thác khoáng sản… Ở đó, nhà thầu và đơn vị thi công, khai thác vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, thi công khi chưa được phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thi công vượt diện tích được cấp có thẩm quyền cho phép…

Chỉ đến khi có phản ánh của người dân, của báo chí, lúc đó các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thì mới phát hiện ra. Tuy nhiên, việc xử lý vô cùng khó khăn vì khối lượng xây dựng lớn, diện tích đất và hoa màu bị ảnh hưởng cũng rất lớn, vậy là đành phải chấp nhận giải pháp phạt các đơn vị vi phạm ở mức thấp nhất và để họ khắc phục. Nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là liệu làm như vậy có làm giảm uy tín của chính quyền các cấp và cơ quan chức năng hay không? Và việc để xảy ra vi phạm như là căn bệnh nan y  lây từ dự án này sang dự án khác như vậy có làm doanh nghiệp nhờn luật?... Dư luận đặt câu hỏi: Tại sao ở dự án nào cũng có chủ đầu tư, có cán bộ chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước giám sát, theo dõi, nhưng vẫn để xảy ra vi phạm?

Thực tế, các vi phạm của đơn vị thi công các công trình, dự án và các mỏ khai thác khoáng sản không hẳn do sự cố tình của họ mà có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là việc vào cuộc hỗ trợ, kiểm tra, giám sát của các cơ quan nhà nước chưa quyết liệt, chưa chặt chẽ.

Đơn cử như trường hợp vừa xảy ra tại một địa phương, đang triển khai một dự án xây dựng khá lớn của tỉnh. Do không có mặt bằng thi công nên đơn vị thi công tự ý thỏa thuận với dân để mượn đất, thuê đất phục vụ hoạt động của mình, tất nhiên mọi việc chỉ được thỏa thuận “bằng mồm”. Một thời gian sau, thấy mình bị thiệt thòi và nguy cơ mất đất sản xuất, người dân mới tá hỏa đòi lại thì đã quá muộn vì hàng nghìn mét khối đất đã được san lấp vào vị trí thỏa thuận mà việc khắc phục của đơn vị thi công trả lại mặt bằng là điều không thể, thậm chí đơn vị thi công đã “cao chạy, xa bay” sau khi hoàn thành công trình.
Trường hợp khác vừa xảy ra, đó là tại một mỏ khai thác khoáng sản ở địa phương nọ, mặc dù được cơ quan có thẩm quyền cấp phép khu vực đổ thải ở một vị trí, nhưng vì lợi nhuận và việc thỏa thuận với dân để giải phóng mặt bằng theo quy định khó khăn, nên chủ mỏ bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng người dân và gây ô nhiễm môi trường vẫn ngang nhiên đổ thải trái phép, chỉ đến khi người dân tố cáo, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng vào cuộc thì những vi phạm mới được làm sáng tỏ.

Một đại diện doanh nghiệp chia sẻ, không bao giờ doanh nghiệp muốn vi phạm hoặc để xảy ra vi phạm trên dự án của mình, nhưng do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là việc giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, nhiều thủ tục rườm rà nên doanh nghiệp đành chọn kế “tiền trảm, hậu tấu” để đảm bảo tiến độ và có lợi nhất.

Đúng là “tiền trảm, hậu tấu” là một trongnhững “giải pháp” đang được các doanh nghiệp xây dựng, đơn vị khai thác khoáng sản truyền tai nhau thực hiện. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là tình trạng cứ làm trước rồi xin phép sau. Song, cách làm “tiền trảm, hậu tấu” như vậy đang tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, thậm chí nguy hiểm.

Trước hết, “trảm” rồi mới “tấu” nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện và chính quyền các cấp không đồng ý với phương án họ đưa ra thì sao? Không đồng ý thì công trình cũng đã được xây dựng rồi, chi phí khắc phục hậu quả sẽ rất lớn, thậm chí có những trường hợp không thể khắc phục được, vậy là cơ quan chức năng và chính quyền các cấp không đồng ý cũng khó. Ngược lại, nếu xử lý đúng quy định thì sẽ mất rất nhiều tiền của, công sức, thậm chí mất cán bộ…

Chiêu “tiền trảm, hậu tấu” nếu để các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi sẽ rất nguy hại. Đầu tiên là làm ảnh hưởng đến môi trường, đến tính mạng và đời sống người dân, tiếp đó là ảnh hưởng đến tiền của của nhà nước. Đặc biệt hơn, đó là làm ảnh hưởng đến uy tín, vai trò của cơ quan nhà nước và chính quyền các cấp. “Tiền trảm, hậu tấu” là hành vi tiêu cực, cần phải chấm dứt để lập lại trật tự, kỷ cương.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Báo động tình trạng nhập viện do thuốc lá mới

Đó là lời cảnh báo được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá chia sẻ tại buổi cung cấp thông tin về thuốc lá mới sáng ngày 3/5.

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw