Khao khát một mái nhà bình yên

Trận sạt lở đất lịch sử đã biến ngôi làng nhỏ với 37 hộ gia đình đồng bào dân tộc Tày, Dao ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên) vốn bình yên thành bình địa. Những ngôi nhà từng là tổ ấm, là nơi che chở cho người dân giờ bùn đất vùi lấp như nơi đây chưa hề có sự sống.

Cùng với mong mỏi nhanh chóng tìm thấy người thân đang còn mất tích, niềm khát khao lớn nhất lúc này của người dân thôn Làng Nủ là được an cư, có một ngôi nhà vững chãi để bắt đầu lại cuộc sống.

Gia đình anh Nguyễn Văn Vướn là một trong những hộ chịu mất mát lớn nhất trong vụ sạt lở đất ở thôn Làng Nủ mấy ngày trước. Anh Vướn đã mất đi cả cha mẹ, em dâu và hai đứa cháu nhỏ. Nỗi đau vẫn chưa thể nguôi ngoai, khi hiện tại anh chỉ mới tìm được thi thể của bố, em dâu và một người cháu. Hai anh em may mắn sống sót đang phải tá túc nhờ nhà dân trong thôn.

Giữa cảnh nhà cửa tan hoang và mất mát đau lòng, điều anh Vướn mong mỏi nhất giờ đây là có một ngôi nhà, nơi có thể tái thiết cuộc sống và vượt qua nỗi đau này. "Mất mát không thể lấy lại được nhưng nếu có một mái nhà để nương tựa, sẽ giúp chúng tôi vững vàng hơn mà tiếp tục sống"- anh Vướn nghẹn ngào.

z5824887881667_5d7b59e8265f1b616ad4cd161eb80577.jpg
Giọt nước mắt đau thương của người dân vùng lũ Làng Nủ.

Gia đình anh Hoàng Văn Tiện dù may mắn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần nhưng cũng không thể tránh khỏi cảnh trắng tay. Toàn bộ nhà cửa và tài sản tích góp cả đời của ông bà đã bị dòng lũ dữ cuốn phăng. Sống lang thang, tạm bợ suốt mấy ngày nay, anh chỉ có một mong ước duy nhất: Điều chúng tôi cần bây giờ chỉ đơn giản là một mái nhà, nơi gia đình có thể bắt đầu lại cuộc sống. Mọi thứ mất hết rồi nhưng người còn thì chúng tôi sẽ cố gắng vượt qua khó khăn, động viên nhau đi lên từ hai bàn tay trắng.

Mỗi hộ dân thôn Làng Nủ bị ảnh hưởng bởi thiên tai đều gặp nhiều nghịch cảnh khác nhau. Anh Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ cho biết: Khó khăn chồng chất khó khăn, nhiều hộ vừa mới làm nhà xong, còn chưa trả nợ hết các khoản vay, giờ mất nhà, mất đất sản xuất, sẽ là thử thách rất lớn đối với người dân trong thời gian tới.

z5827016711904_66c480c9d3d72e3baa12f78757ef978c.jpg
z5827015888662_b33dd667efa73031dbef0be0cbda99f2.jpg
Những "ngôi nhà" tạm là nơi ở của bà con Làng Nủ thời điểm này.

Trong cơn hoạn nạn, tình người, tình đoàn kết trong thôn sáng rõ hơn bao giờ hết, nhiều người dù cũng chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng vẫn dang tay chia sẻ nơi trú ngụ, bát cơm, manh áo với những gia đình không còn gì sau trận sạt lở. Tuy nhiên, sự giúp đỡ này chỉ là giải pháp tạm thời, để thực sự vượt qua thảm họa, người dân cần sự ổn định lâu dài, một mái nhà để có thể xây dựng lại cuộc đời.

Mong muốn của người dân sẽ sớm trở thành hiện thực khi song song với quá trình triển khai tìm kiếm, cứu nạn, Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền huyện Bảo Yên thực hiện ngay việc tìm vị trí làm khu tái định cư cho người dân thôn Làng Nủ. UBND huyện Bảo Yên đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện phối hợp với các đơn vị tư vấn, tiến hành khảo sát, đo đạc và xác định vị trí thích hợp để xây dựng khu tái định cư.

Việc xây dựng khu nhà ở mới cho các hộ dân bị ảnh hưởng được coi là nhiệm vụ cấp bách để đảm bảo an toàn và ổn định lâu dài cho bà con.

Ông Trần Trọng Thông, Chủ tịch UBND huyện Bảo Yên khẳng định

Ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã trực tiếp tới hiện trường thôn Làng Nủ, động viên cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ và người dân nơi đây. Một trong những vấn đề quan trọng Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành của tỉnh Lào Cai là cần đánh giá ngay thực tế về địa hình, quy hoạch, tìm vị trí mới, đảm bảo an toàn. Thủ tướng giao nhiệm vụ đến ngày 31/12/2024 phải hoàn thành xây dựng khu tái định cư mới, với yêu cầu các điều kiện phục vụ cuộc sống của người dân phải tốt hơn trước.

Hiện vị trí dự kiến khu tái định cư đã được xác định, cách khu sạt lở gần 1 km, gần điểm trường mầm non, tiểu học Làng Nủ. Ông Trần Trọng Thông cho biết thêm: Quy trình khảo sát được thực hiện kỹ lưỡng, đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về an toàn tuyệt đối cho bà con, bao gồm điều kiện mặt bằng đủ rộng để xây dựng nhà ở, cùng với hệ thống hạ tầng điện, nước, và giao thông thuận tiện.

Không chỉ dừng lại ở 37 hộ bị ảnh hưởng trực tiếp trong vùng sạt lở, những hộ dân lân cận, ở các khu vực có nguy cơ cao cũng sẽ được di chuyển đến khu tái định cư mới để đảm bảo an toàn. Việc di dời và tái định cư được thực hiện với mục tiêu giúp bà con yên tâm sinh sống, khắc phục hậu quả của thiên tai và sớm ổn định cuộc sống.

z5826475160446_82c602da065780893dd18bf894a03606.jpg
z5826474867201_a779f765669a183b40288ba9dae2b460.jpg
Vị trí dự kiến xây dựng khu tái định cư cho những hộ dân thôn Làng Nủ.

Để tạo điều kiện cho người dân sớm có nhà ở, Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã xuống khảo sát khu vực tái thiết trong ngày hôm nay (13/9). Ông Chu Hoàng Nguyện, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn cho biết: Trong thời gian tới, đơn vị sẽ sớm hướng dẫn người dân các thủ tục theo quy định, quy trình để nhanh chóng hoàn thiện nhà ở cho người dân.

Sau khi nhận được thông tin, trước sự quan tâm của Trung ương và địa phương, anh Vướn, anh Tiện và bà con vùng lũ Làng Nủ hết sức vui mừng, nỗi khao khát về mái nhà bình yên như trước đây sẽ sớm thành hiện thực. Một nơi an cư tốt, một căn nhà an toàn sẽ giúp họ ổn định cuộc sống và là điểm tựa để xây dựng cuộc sống mới.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

“Nả” Hương ở Lũng Pô

“Nả” Hương ở Lũng Pô

Sẩm tối, anh Lù Seo Súa mới chân thấp chân cao, tất tả ngược dốc đến điểm Trường Mầm non Lũng Pô đón con gái Lù Ánh Dương về nhà. Thấy bố, cô bé mừng reo hớn hở nhưng vẫn không quên khoanh tay lễ phép chào “nả” Hương, rồi mới ùa ra, gọn trong vòng tay của bố. Có lẽ, với cô giáo Hương, đó là niềm vui và phần thưởng lớn nhất khi gắn bó cả thanh xuân của mình ở vùng đất biên cương.

fbytzltw