Khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”

Sáng 8/4, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức trang trọng Lễ khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tới dự Lễ khánh thành có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; Thượng tướng Lê Huy Vịnh; Thượng tướng Vũ Hải Sản.

Cùng dự buổi lễ có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam; cùng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.

Đại biểu tỉnh Phú Thọ tham dự lễ khánh thành có đồng chí Bùi Minh Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại Lễ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Ngày 19/9/1954, trước khi về tiếp quản Thủ đô, Đại đoàn 308 (Đại đoàn Quân Tiên phong) đã vinh dự được Bác Hồ trực tiếp giao nhiệm vụ. Tại Đền Hùng, Bác Hồ đã nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong, cùng câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Để ghi nhớ và thực hiện lời dặn của Bác Hồ và thể theo nguyện vọng của nhân dân, năm 2001 Khu di tích lịch sử Đền Hùng được Bộ Quốc phòng công đức xây dựng công trình Bức Phù điêu tại khu vực ngã 5 Đền Giếng, quy mô công trình có chiều rộng 11,71m và chiều cao là 7,58m với chất liệu bằng các khối đá ghép lại và thể hiện tác phẩm nghệ thuật điêu khắc toàn cảnh Bác Hồ ngồi nói chuyện với các cán bộ chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong tại trước cửa Đền Giếng. Từ khi công trình được đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả công tác giáo dục truyền thống, được nhân dân, các cơ quan tổ chức, các lực lượng vũ trang và đoàn viên thanh niên đến tham quan, dâng hoa để khắc ghi lời căn dặn của Bác.

Nhằm tiếp tục bảo vệ, gìn giữ và phát huy giá trị công trình xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt, đồng thời để bảo đảm trang trọng, điều kiện tốt nhất phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân tổ chức thực hiện nghi lễ dâng hoa tri ân công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng, liệt sĩ đã có công với đất nước, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng đã tham mưu, báo cáo với các cấp lãnh đạo và được Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng công đức tu bổ, tôn tạo nâng cấp bức phù điêu bằng chất liệu đồng, có hình vòng cung, chiều dài 28,16m, cao 9,2m.

Báo cáo tóm tắt quá trình tu bổ, tôn tạo công trình Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”, ông Lê Trường Giang, Giám đốc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng cho biết, công trình tu bổ, tôn tạo Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong” có 3 hạng mục, gồm: Hạ giải toàn bộ bức phù điêu bằng đá hiện trạng được xây dựng từ năm 2001 di chuyển đến lắp ghép lại tại sân Bảo tàng Quân khu 2; tu bổ, tôn tạo bức phù điêu mới; hệ thống hạ tầng cảnh quan sân, vườn, điện chiếu sáng, cây xanh được chỉnh trang bố trí đồng bộ cho công trình theo thiết kế. Sau khoảng hơn 9 tháng triển khai thi công xây dựng, đến nay các hạng mục công trình đã hoàn thành bảo đảm tiến độ, kỹ thuật, mỹ thuật, đủ điều kiện bàn giao đưa dự án vào khai thác.

Ông Lê Trường Giang khẳng định: “Trong thời gian tới, Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng xin hứa sẽ làm tốt công tác quản lý, bảo trì và giữ gìn để phát huy hiệu quả công trình phục vụ đồng bào khi về thăm viếng Đền Hùng”.

Các đại biểu dự Lễ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Các đại biểu dự Lễ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Phát biểu tại Lễ khánh thành Bức phù điêu, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ghi nhận, đánh giá cao và hoan nghênh tinh thần trách nhiệm, sự chủ động, tích cực, tâm huyết và chu đáo của tỉnh Phú Thọ, Quân khu 2, Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng, thành viên hội đồng nghệ thuật, các nhà thầu và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai xây dựng; nhất là đã hoàn thành, đưa công trình vào sử dụng đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn, hướng tới các ngày lễ kỷ niệm lớn: 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh: “Đây là công trình văn hóa có ý nghĩa chính trị, lịch sử và nhân văn sâu sắc; khắc ghi chân lý độc lập dân tộc gắn liền với dựng nước và giữ nước, được đúc rút từ lời dạy bất hủ của Bác Hồ; là biểu tượng cho niềm tin yêu, tình cảm kính trọng của Quân đội, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ và đồng bào cả nước đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt chặng đường cách mạng vẻ vang vừa qua và mãi mãi về sau. Tôi đề nghị Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện tốt việc quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Bức phù điêu một cách hiệu quả, thiết thực, góp phần giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc và truyền thống cách mạng của Đảng, tư tưởng, tấm gương vĩ đại của Bác Hồ, tinh thần đại đoàn kết toàn dân và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.

Đại tướng Phan Văn Giang tin tưởng, Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Phú Thọ sẽ tiếp tục đoàn kết, chung sức, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng Phú Thọ ngày càng văn minh, hiện đại, phát triển bền vững; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ.

Đồng chí Bùi Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Lễ khánh thành.

Đồng chí Bùi Văn Quang, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ phát biểu tại Lễ khánh thành.

Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Bùi Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ bày tỏ, công trình Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” được khánh thành hôm nay thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc; xây dựng Đền Hùng xứng tầm Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt, nơi thờ tự các Vua Hùng đã có công dựng nước và là nơi khắc ghi lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chân lý “Dựng nước gắn liền với giữ nước”.

Đồng chí Bùi Văn Quang khẳng định: Trong suốt quá trình triển khai đầu tư xây dựng, tỉnh Phú Thọ luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng; sự đồng hành và phối hợp hiệu quả của Quân khu 2; cùng với sự tích cực, tinh thần trách nhiệm cao của các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện và hoàn thành dự án đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật công trình.

Thay mặt lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, đồng chí cảm ơn và nghiêm túc tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đồng thời tiếp tục làm tốt công tác quản lý, giữ gìn và phát huy công trình Bức phù điêu hiệu quả, thiết thực, xứng đáng với công trình văn hóa có ý nghĩa giáo dục lòng yêu nước; học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; truyền thống cách mạng kiên cường, vẻ vang của Đảng và Quân đội nhân dân Việt Nam.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong".

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong".

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đặt hoa tại Lễ khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đặt hoa tại Lễ khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Các đại biểu bên bia đá ghi nhận cây đa do lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trồng vào ngày 8/4/2024, tại khu vực ngã 5 Đền Giếng.

Các đại biểu bên bia đá ghi nhận cây đa do lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trồng vào ngày 8/4/2024, tại khu vực ngã 5 Đền Giếng.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương trồng cây lưu niệm.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và đại diện chính quyền địa phương trồng cây lưu niệm.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tại bia đá khu vực ngã 5 Đền Giếng.

Lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tại bia đá khu vực ngã 5 Đền Giếng.

Các đại biểu dự Lễ khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Các đại biểu dự Lễ khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ cắt băng khánh thành.

Chương trình nghệ thuật tại Lễ cắt băng khánh thành.

Hình ảnh Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong được tái hiện sinh động và chân thực.

Hình ảnh Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong được tái hiện sinh động và chân thực.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã cắt băng khánh thành Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong”, dâng hoa tại Bức phù điêu và trồng cây lưu niệm.

Thông tin, hình ảnh về bức phù điêu:

Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên Phong” có hình vòng cung có chiều dài 28,16m, cao 9,2m và được thay thế bằng hợp kim đồng dày trung bình 1,5cm. Sau khi đúc tại xưởng, các mảnh của bức phù điêu được lắp dựng, hàn ghép trực tiếp tại hiện trường; liên kết với tường vách bê tông cốt thép và qua hệ thống khung giàn thép hộp. Quy trình thực hiện phần mỹ thuật đã được chủ đầu tư tuân thủ theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4

Sáng 4/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4. Phiên họp nhằm tập trung thảo luận về tình hình phát triển KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5 và thời gian tới cùng một số nội dung quan trọng khác như về giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia. 

Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ-Cát: Bài 4: Ghi ở cánh đồng lớn thứ ba Tây Bắc

Huyện Than Uyên thuộc sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn, nằm trong thung lũng cánh đồng Mường Than. Trong lịch sử, Than Uyên là một trong những điểm dừng chân của bộ đội, điểm trung chuyển quân lương của dân công hỏa tuyến từ Lào Cai và các tỉnh vùng Đông Bắc đến chiến trường Điện Biên Phủ. Có hai ngả chính từ Lào Cai đến Than Uyên là ngược Sa Pa, tới huyện Tam Đường (ngã ba Bình Lư) rồi xuôi Tân Uyên, tới Than Uyên và ngả từ huyện Văn Bàn, vượt “cửa gió” Khau Co tới Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Ký kết nghị quyết liên ngành về phối hợp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật

Chiều 3/5, Ban Nội chính Tỉnh ủy phối hợp với Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị ký kết nghị quyết liên ngành về việc phối hợp trong công tác phát hiện, chuyển giao, tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Tiếp tục khẳng định giá trị khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin

Lợi dụng bối cảnh lịch sử mới và cuộc Cách mạng khoa học công nghệ 4.0 hiện nay, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã “lỗi thời”, “không còn phù hợp”. Song, lý luận, thực tiễn đều đã chứng minh, bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin là vấn đề có tính khách quan và vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cách mạng thế giới.

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Nâng cao hiệu quả giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội

Sáng 3/5, Thành ủy Lào Cai tổ chức Hội thảo nâng cao hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Lào Cai. Dự hội thảo có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện đảng ủy, ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường.

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

fb yt zl tw