Khẩn trương xây dựng bộ tiêu chí xanh cho nền kinh tế

Sáng 10/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành chức năng, nghe báo cáo, cho ý kiến về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành chức năng, nghe báo cáo, cho ý kiến về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành chức năng, nghe báo cáo, cho ý kiến về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tiêu chí xanh có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong hội nhập quốc tế, thu hút đầu tư. Một số vấn đề cần làm rõ khi xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia là: Căn cứ chính trị, pháp lý; nội hàm, nhận thức, cách tiếp cận đối với những ngành kinh tế hiện có và các ngành kinh tế mới nổi theo hướng xanh.

Công cụ thống nhất để đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế

Báo cáo Phó Thủ tướng tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia là khung cơ bản, cơ sở để xây dựng các tiêu chí kỹ thuật dưới hình thức các danh mục bổ trợ, chi tiết đối với các ngành, lĩnh vực cụ thể. Danh mục được xây dựng phù hợp với hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, tham chiếu và học hỏi từ danh mục phân loại của các quốc gia trên thế giới.

Theo kinh nghiệm quốc tế, nhiều nước sử dụng hệ thống phân loại xanh xác định các hoạt động kinh tế và đầu tư giúp thúc đẩy đạt được các mục tiêu bảo vệ môi trường (ví dụ như giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050).

Hệ thống phân loại xanh hỗ trợ, đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế thông qua thống kê theo dõi và báo cáo chi tiêu công và/hoặc chi tiêu tư nhân, đầu tư cho tăng trưởng xanh trên cơ sở các tiêu chí cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế. Đây là nền tảng cơ bản để xây dựng các chính sách nhằm thúc đẩy, hỗ trợ chuyển đổi xanh và điều tiết, thúc đẩy dòng vốn đầu tư, khuyến khích đầu tư vào các hoạt động đóng góp cho các mục tiêu môi trường, tăng trưởng xanh.

Dự thảo hệ thống ngành kinh tế xanh của Việt Nam được xây dựng dựa trên tham khảo và học hỏi từ các danh mục tiêu chuẩn trên thế giới, đồng thời điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với mục đích xây dựng và quốc gia hóa.

Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia không trùng lặp, hay xung đột với Bộ tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh (Danh mục phân loại xanh) hiện đang được Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN&MT chủ trì xây dựng.

Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia áp dụng phương pháp tiếp cận từ trên xuống dưới, trên cơ sở đánh giá hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, để từ đó chọn lọc các nhóm mục tiêu và đưa ra các định nghĩa, tiêu chí xác định mức độ xanh. Do đó, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia hướng đến xây dựng một công cụ thống nhất để đánh giá quá trình xanh hóa nền kinh tế một cách toàn diện trên cơ sở thống kê các hoạt động, dự án đóng góp cho nền kinh tế xanh.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia đóng vai trò rất quan trọng, cần được xem xét sớm ban hành làm cơ sở cho các bộ, ngành triển khai xây dựng hệ thống tiêu chí kỹ thuật phân loại xanh theo ngành, lĩnh vực nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc áp dụng và triển khai các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh.

Tại cuộc họp, đại diện, lãnh đạo: Bộ TN&MT, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tư pháp tập trung phân tích, làm rõ nhiều nội dung liên quan đến vấn đề nhận thức chính trị, lý luận về kinh tế xanh, các tiêu chí về kinh tế xanh; các kinh nghiệm quốc tế về kinh tế xanh; phân loại kinh tế xanh; sự phối hợp giữa các bộ, ngành địa phương trong thực hiện phân loại, triển khai các nội dung về kinh tế xanh; thu hút đầu tư vào phát triển kinh tế xanh. Các ý kiến phát biểu khẳng định, cách tiếp cận xây dựng hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia phải bảo đảm tính kế thừa, tích hợp, không xung đột với các danh mục phân loại xanh hiện hành;…

Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng
Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tích hợp tiêu chí xanh vào các ngành kinh tế hiện có và mới nổi

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng đánh giá, Bộ KH&ĐT đã thể hiện tinh thần trách nhiệm, cam kết trong thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc tích hợp các tiêu chí xanh vào hệ thống kinh tế quốc dân nhằm triển khai các chủ trương lớn, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước cũng như các chiến lược, kế hoạch, pháp luật về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

Hệ thống phân loại xanh không chỉ hướng đến việc đưa các tiêu chí xanh vào hệ thống kinh tế hiện tại mà còn tích hợp một số ngành kinh tế mới như: Đầu tư và phục hồi môi trường tự nhiên, sử dụng công nghệ mới trong cung cấp dịch vụ xử lý môi trường, năng lượng tái tạo…

Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT nghiên cứu, sớm trình Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí xanh quốc gia làm cơ sở để các bộ, ngành xây dựng các bộ tiêu chí cụ thể phân hạng mức độ xanh cho từng ngành, lĩnh vực kinh tế; đề xuất danh mục phân nhóm các ngành kinh tế xanh theo mức độ khác nhau.

Bộ KH&ĐT nghiên cứu, xây dựng hệ thống thống kê quốc gia về kinh tế xanh, làm cơ sở theo dõi, đánh giá; trong đó chú trọng một số chỉ tiêu quan trọng như mức tiêu hao năng lượng cho sản xuất so với GDP, chỉ số phát thải trên GDP, chi tiêu Nhà nước và xã hội cho kinh tế xanh, biến đổi khí hậu, môi trường…

Theo Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10

Về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội đề nghị chỉ trình Quốc hội xem xét, thông qua những nội dung cấp bách để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong điều hành kinh tế-xã hội; còn những dự án luật dự kiến cho ý kiến lần đầu và thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì nên để lại đến nhiệm kỳ sau.

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên

Sáng 10/7, tại thôn Xả Hồ, xã Xuân Quang, tỉnh Lào Cai, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ phát động đợt thi đua cao điểm tình nguyện tham gia hỗ trợ thi công Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Đoàn công tác Sở Dân tộc và Tôn giáo làm việc với UBND xã Y Tý

Ngày 10/7, Đoàn công tác của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lào Cai do đồng chí Nguyễn Quốc Luận, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở làm Trưởng đoàn đã kiểm tra tình hình thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 tại xã Ý Tý.

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Lào Cai tham dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 6 tháng đầu năm ngành nội chính Đảng

Sáng 10/7, Ban Nội chính Trung ương tổ chức Hội nghị trực tiếp, kết hợp trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025 ngành nội chính Đảng; quán triệt, triển khai Kết luận chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp.

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Tháo gỡ các vướng mắc, có cơ chế để phát huy hơn nữa nguồn lực từ đất đai

Sáng 10/7, tại Trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai.

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

“5 cùng” - Hành trình phát triển bền vững

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến, cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng - như kim chỉ nam cho hợp tác quốc tế bền vững, bao trùm và công bằng.

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Việt Nam đảm bảo thực thi tốt nhất quyền dân sự, chính trị theo Công ước ICCPR

Mặc dù trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam đã và luôn dành những nguồn lực tốt nhất, nỗ lực và cam kết mạnh mẽ để thúc đẩy, đảm bảo thực thi một cách tốt nhất quyền con người, quyền công dân, trong đó có các quyền dân sự và chính trị theo Công ước ICCPR.

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động

Chiều 9/7, tiếp tục chương trình làm việc tại Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự phiên họp hẹp Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 với trọng tâm là kiểm điểm, định hướng quan hệ đối ngoại của ASEAN và trao đổi các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng theo hướng giảm số lượng, tinh gọn bộ máy

Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương sẽ lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục tổ chức, sắp xếp lại các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ hoạt động trực thuộc MTTQ Việt Nam theo hướng dẫn giảm số lượng hội, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong, hoạt động thiết thực hiệu quả.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu từ ngày 27/7/2025 không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát

Trưa 9/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp thứ 6 của Ban Chỉ đạo. Cùng dự phiên họp có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn phát biểu kết luận buổi làm việc.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Ngày 9/7, ngay sau Hội nghị trực tuyến Phiên họp thứ ba của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đồng chí Trần Huy Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Ban Quản lý dự án của tỉnh về công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai.

fb yt zl tw