Quay vềE-magazineTheo dõi Báo Lào Cai trênGoogle News
Khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa, lũ

Khẩn trương khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa, lũ

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn tỉnh bị ngập nước, ngã đổ, dập nát... Ngành nông nghiệp và các địa phương đang hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp khôi phục sản xuất.

5.png

Sau bão số 3, mưa to trên diện rộng khiến toàn bộ diện tích lúa của gia đình ông La Văn Tấn ở thôn Tông Pháy, xã Dương Quỳ (Văn Bàn) bị vùi dập, ngâm trong bùn. Thời điểm này, lúa mới chín được khoảng 1/2 bông, tuy nhiên nếu không thu hoạch non, chỉ mấy ngày nữa lúa sẽ mọc mầm ngay trên cánh đồng.

2.png

Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Văn Bàn, toàn huyện có gần 367 ha lúa, hơn 100 ha ngô, 29 ha thủy sản bị thiệt hại. Huyện đã chỉ đạo UBND các xã tuyên truyền người dân thực hiện các biện pháp khắc phục đối với diện tích lúa, ngô bị ngập khi nước rút và lúa bị gió quật đổ, đồng thời thu hoạch những phần lúa đã chín và gần chín. Đối với một số diện ngô, hướng dẫn bà con khơi thông, tạo rãnh thoát nước, tháo cạn nước ruộng, xới xáo nhẹ mặt luống, vun gốc, đợi khi cây phục hồi thì chăm bón.

6.png

Huyện Bảo Thắng có 575 ha cây trồng bị ngập nước, trong đó có hơn 303 ha lúa, hơn 183 ha ngô, 36 ha rau màu, 13 ha thủy sản, 13 ha chuối và 25 ha cây ăn quả. Ngay sau khi nước rút, huyện chỉ đạo ngành nông nghiệp và các địa phương hướng dẫn nông dân khẩn trương triển khai các biện pháp tiêu úng, dựng lúa bị đổ, phục hồi diện tích rau, màu...

7.png

Huyện đã thành lập quỹ hỗ trợ khôi phục sản xuất sau mưa lũ (nguồn kinh phí từ quỹ ủng hộ xây dựng nông thôn mới và xã hội hóa, trọng tâm là hỗ trợ khôi phục sản xuất tại các vùng trồng rau trọng điểm trên địa bàn huyện, với mức hỗ trợ 3 triệu đồng/ha để các hộ mua giống rau.

Gia đình bà Nguyễn Thị Ngọ ở thôn Soi Cờ, xã Gia Phú (Bảo Thắng) có 5 sào đất trồng màu, mưa lũ đã làm ngập, vùi lấp, thiệt hại hoàn toàn gần 3 sào trồng mướp. Thời điểm này, khi nước rút, gia đình tập trung dựng những diện tích ngô bị đổ, chờ 1 - 2 ngày tới khi đất cứng hơn sẽ cải tạo đất để trồng rau, màu vụ mới.

z5836230710910_31b2406f53da47e90805b8171ae79127.jpg

Tại thị trấn Phố Lu, có 18 ha chuối đang thời kỳ trổ buồng bị ngập nước. Những ngày này, cán bộ Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh đang hướng dẫn người dân tiêu úng, cắt tỉa lá, vệ sinh đồng ruộng, phòng, trừ sâu, bệnh...

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có hơn 3.000 ha lúa bị vùi lấp, đổ, ngập úng; hơn 1.400 ha ngô, rau, màu bị thiệt hại; 122 ha cây hằng năm (sắn, đao riềng…) bị gãy, đổ; 32 ha cây lâm nghiệp bị gẫy, đổ, vùi lấp; 293 ha thủy sản bị thiệt hại, hơn 85 tấn cá thương phẩm và 450 con cá giống bị chết, lũ cuốn trôi; nhiều gia súc, gia cầm bị chết và nhiều cây ăn quả, cây bóng mát bị gãy, đổ…

10.png
3.png

Đối với diện tích lúa đã đến thời kỳ thu hoạch, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân thu hoạch lúa. Ngay sau khi thu hoạch lúa sẽ làm đất, chuẩn bị giống, vật tư gieo trồng cây vụ đông nhằm bù đắp sản lượng và giá trị thiệt hại.

Cùng với khắc phục các diện tích bị ngập úng, ngành nông nghiệp và các địa phương chuẩn bị đủ số lượng và chủng loại hạt giống rau, màu, sẵn sàng gieo trồng lại ngay khi thời tiết thuận lợi...

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc

Ngày 2/10, tại tỉnh Hưng Yên, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức Diễn đàn Hợp tác - Liên kết và Phát triển doanh nghiệp khu vực phía bắc lần thứ XV năm 2024, với chủ đề "Chung sức, đồng lòng - Hợp tác hướng tới kỷ nguyên mới", với sự tham dự của 37 hiệp hội, doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía bắc.

Người chăn nuôi không buông xuôi

Người chăn nuôi không buông xuôi

Trận mưa lũ lịch sử vừa qua gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Hàng trăm hộ đang đối mặt với khó khăn, thậm chí lâm vào cảnh nợ nần khi hệ thống chuồng trại nhiều năm gây dựng, vật nuôi dày công chăm sóc đã bị cuốn trôi theo dòng nước.

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Khám phá vùng măng bói Khánh Yên Thượng

Vùng đất Văn Bàn được mệnh danh là “xứ măng” với đủ loại măng, nào là măng sặt, măng vầu, măng mai, mùa nào măng nấy nối tiếp nhau tạo nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương. Nhưng có lẽ mùa măng đáng nhớ và được mong chờ nhất là mùa măng bói, bởi loại măng đặc sản này ngon, ngọt nức tiếng, được đánh giá là ngọt nhất Việt Nam và chiếm được cảm tình của cả những thực khách khó tính. Ở Văn Bàn, măng bói được trồng nhiều nhất ở xã Khánh Yên Thượng.

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Tích cực khử trùng, tiêu độc môi trường để bảo vệ chăn nuôi

Sau những đợt ngập lụt, việc phun khử trùng, tiêu độc không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn là giải pháp tích cực phòng, chống dịch bệnh để khôi phục ngành chăn nuôi. Do vậy, thời điểm này các ngành, địa phương trong tỉnh đang chú trọng phun khử trùng, tiêu độc tại các vùng chăn nuôi, sớm đảm bảo các điều kiện để tái đàn.

Hồi xanh những cánh đồng

Hồi xanh những cánh đồng

Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ. Đồng hành với nhà nông, những cán bộ khuyến nông không quản mưa nắng, cùng xuống đồng để hướng dẫn bà con các biện pháp vệ sinh đồng ruộng, khôi phục sản xuất.

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Nậm Pung - Nơi con lũ đi qua

Khi hoàn lưu bão số 3 (bão Yagi) tác động đến Lào Cai, Nậm Pung (Bát Xát) là một trong những xã vùng cao bị ảnh hưởng nặng nề. Không trông chờ, ỷ lại hoàn toàn vào Nhà nước, sự cứu trợ, hỗ trợ bên ngoài, xã Nậm Pung đã phát huy tinh thần chủ động, tích cực phục hồi sản xuất, chăm lo đời sống của Nhân dân.

fbytzltw