Khám phá "Sắc thái văn hóa Hội An" trong lòng Hà Nội

Công chúng Thủ đô được khám phá và trải nghiệm Tết truyền thống và “Sắc thái văn hoá Hội An” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam thành phố Hà Nội.

“Sắc thái văn hóa Hội An” được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình Hội An tổ chức trong hai ngày mùng 8 và 9 Tết.

1a20240217130028.jpg
Công chúng Thủ đô và du khách có dịp khám phá “Sắc thái văn hóa Hội An” trong lòng Hà Nội.
220240217130029.jpg
Rất đông du khách đến với “Sắc thái văn hóa Hội An” để tham gia trải nghiệm.

Đến với “Sắc thái văn hóa Hội An”, công chúng Thủ đô và du khách có cơ hội tìm hiểu về các nghề thủ công truyền thống như: Làm đèn lồng, làm gốm Thanh Hà, làm mộc Kim Bồng cùng các nghệ nhân dân gian. Bên cạnh đó, du khách còn được thưởng thức hò xứ Quảng, hát sắc bùa, diễn xướng Bả trạo cầu Ngư, trò chơi bài chòi của người dân đến từ Hội An.

320240217130030.jpg
Trình diễn múa rồng khai mạc “Sắc thái văn hóa Hội An”.
420240217130031.jpg
4a20240217130037.jpg
Du khách được xem và tìm hiểu nghệ nhân làm đèn lồng.
520240217130038.jpg
5a20240217130040.jpg
Các nghệ nhân dân gian trình diễn làm mộc Kim Bồng, điêu khắc gốc tre.

Các món ăn truyền thống cũng được giới thiệu đến công chúng qua hương vị của mỳ Quảng, Cao lầu, bánh đập, bánh bông hồng,... Ngoài ra, hoạt động sáng tạo điêu khắc gốc tre có nguồn gốc từ nghề mộc Kim Bồng cũng được trình diễn trong dịp này. Tất cả các hoạt động này được 40 người con của Hội An thể hiện trong chương trình “Sắc thái văn hóa Hội An”. Đặc biệt năm nay chương trình có hoạt động “Đêm Hội An” cùng thắp sáng di sản được mở cửa miễn phí từ 17h30 đến 21h, ngày mồng 8 và 9 Tết. Hoạt động này tạo cơ hội cho công chúng khám phá về nghệ thuật dân gian và nghề thủ công truyền thống gắn với khu phố cổ Hội An. Không gian phố cổ Hội An được tái dựng trong ánh đèn lồng rực rỡ gắn với hình ảnh các nghệ nhân đang làm gốm, mộc, đèn lồng, tượng gốc tre.

620240217130041.jpg
Du khách có dịp thưởng thức hát sắc bùa, diễn xướng Bả trạo cầu Ngư.
720240217130043.jpg
7a20240217130045.jpg
Các đại biểu và du khách check-in tại không gian phố cổ Hội An ngay trong lòng Hà Nội.

Những người yêu thích hoạt động có thể tham gia trò chơi bịt mắt đập niêu, hô bài chòi, tập hát dân ca,… Ngoài ra, các bạn trẻ có cơ hội tìm hiểu về Tết truyền thống và văn hóa của Hội An với sự hỗ trợ của công nghệ bằng các trải nghiệm qua màn hình tương tác và thi vẽ rồng khám phá về những đứa con của rồng,… Các bạn trẻ sẽ có những bức ảnh check-in ấn tượng tại không gian phố cổ Hội An ngay trong lòng Hà Nội.

820240217130046.jpg
Trình diễn viết thư pháp tặng chữ đầu năm mới.

Bên cạnh đó, các hoạt động gắn với ngày Tết truyền thống vẫn luôn được duy trì trong những năm qua, đó là hoạt động hướng dẫn in tranh Đông Hồ của nghệ nhân ở Bắc Ninh, viết thư pháp của các thầy đồ đến từ Hà Nội. Những tích trò rối vui nhộn của các nghệ nhân phường rối Đồng Ngư cũng được trình diễn dịp này. Với du khách yêu thích hội họa có cơ hội sáng tạo bộ phỗng bằng đất sét, nặn tò he, tô vẽ tranh 12 con giáp...

Đồng thời, các em nhỏ được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: Nhảy bao bố, gánh lúa qua cầu, kéo co, đi cà kheo, rồng rắn lên mây, múa sạp, tung còn, ném pao, đẩy gậy, đánh cầu lông gà, đánh mảng,... tại Vườn Kiến trúc dân gian. Du khách còn có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực Mường với các món ăn đặc trưng của địa phương trong không gian văn hóa Mường.

Một nét mới trong chương trình lần này là hoạt động áp dụng công nghệ trong việc khai thác và khám phá di sản văn hóa truyền thống. Công chúng có cơ hội tham gia: Vui đón quà khám phá ý nghĩa Tết; QR Tour: Khám phá Tết Rồng trong không gian trưng bày của Bảo tàng; Tranh tài họa rồng và khám phá những đứa con của rồng....

920240217130048.jpg
Hoạt động STEM trải nghiệm cho các bạn trẻ.

Các hoạt động vừa áp dụng công nghệ để tạo ra đa dạng trải nghiệm tương tác thu hút giới trẻ vừa lồng ghép giới thiệu các thông tin văn hóa liên quan. Qua đó đã truyền tải những ý nghĩa của các di sản văn hóa đến đông đảo công chúng một cách đơn giản, dễ hiểu. Hoạt động STEM hướng dẫn các em nhỏ cách làm một số đồ chơi gắn với chủ đề Tết để tìm hiểu các kiến thức khoa học cũng được giới thiệu làm phong phú thêm các trải nghiệm. Các hoạt động này góp phần làm đa dạng hình thức tiếp cận công chúng trẻ tuổi để đưa di sản văn hóa đến với thế hệ trẻ.

1020240217130049.jpg
10a20240217130050.jpg
Các cô bé cậu bé rất thích thú với trải nghiệm làm gốm Thanh Hà và in tranh Đông Hồ.

Tiến sỹ Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc Phụ trách Bảo tàng chia sẻ: Bên cạnh giới thiệu nét đẹp của Tết cổ truyền, năm nay chúng tôi tổ chức đa dạng hoạt động trải nghiệm để công chúng có nhiều lựa chọn khám phá, tìm hiểu về di sản văn hóa. Việc phối hợp với Hội An giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và nghệ thuật dân gian góp phần tôn vinh các giá trị văn hóa nơi đây trong hành trình gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Chương trình mong muốn tạo sân chơi bổ ích cho các bạn trẻ, giúp tăng cường hiểu biết về Tết truyền thống nói chung và các di sản văn hóa của Hội An nói riêng. Từ đó, các bạn trẻ thêm hiểu, trân quý văn hóa truyền thống của cha ông và nâng cao ý thức bảo vệ, phát huy các giá trị di sản trong xã hội đương đại.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hội An, ông Nguyễn Văn Lanh cho biết: Đây là cơ hội tốt cho người dân Hội An giới thiệu di sản văn hóa của mình trực tiếp đến công chúng ở Thủ đô. Chúng tôi mong muốn được tôn vinh các giá trị di sản văn hóa của địa phương cũng như tạo ra những cơ hội giao lưu, hợp tác cho Hội An. Qua các hoạt động thiết thực này sẽ góp phần khẳng định những giá trị thủ công và nghệ thuật dân gian trong hành trình Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO, đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh của Hội An đến đông đảo du khách Việt Nam và quốc tế.

Báo Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw