Khám phá 3 nơi đặc biệt ít người biết tại Việt Nam

Mới đây, tạp chí du lịch nổi tiếng Lonely Planet tiết lộ 3 điểm đến tại Việt Nam vừa mang đậm bản sắc văn hoá, đi kèm cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời nhưng ít người biết tới. 

Tạp chí Lonely Planetnhận định nhờ những bãi biển, di tích lịch sử, các chuyến leo núi mạo hiểm và ẩm thực hấp dẫn, Việt Nam đang thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt, tạp chí này chỉ ra hiện nay vẫn còn 3 điểm đến kỳ diệu ở nước ta nhưng chưa gặp tình trạng quá tải khách du lịch.

"Thiên đường cà phê" Buôn Ma Thuột

Thiên đường cà phê mở ra trước mắt du khách khi đến Buôn Ma Thuột.

Lonely Planet đánh giá rằng nếu ai đó yêu thích cà phê thì Buôn Ma Thuột chính là thiên đường. Thành phố này ẩn mình ở vùng Tây Nguyên, nổi tiếng với văn hóa cà phê. Tại đây, du khách có thể tận hưởng các chuyến tham quan với hướng dẫn viên đến các đồn điền cà phê tươi tốt, tận hưởng hương thơm của những hạt cà phê mới rang, thậm chí có thể học cách tự làm một cốc cafe theo phong cách Việt Nam.

Ngoài văn hóa cà phê, điều hấp dẫn du khách ở Buôn Ma Thuột còn là những thác nước hùng vĩ như Dray Nur, Dray Sap gắn liền với các câu chuyện cổ tích. Mặc dù không được phép bơi lội nhưng cây xanh tươi tốt và âm thanh của dòng nước chảy tạo nên một khung cảnh ngoạn mục khi trải nghiệm.

Khu thác Dray Nur có hang động phía dưới đầy huyền bí.

Du khách muốn hòa mình vào văn hóa địa phương nhất định phải ghé thăm hồ Lak. Ốc đảo thanh bình này được bao quanh bởi những ngôi làng duyên dáng và là nơi sinh sống của nhóm dân tộc M'Nong hiếu khách, những người sống trong ngôi nhà sàn ấn tượng.

“Vương quốc nước mắm” Châu Đốc

Làng nổi cá bè Châu Đốc.

Gần biên giới Campuchia, Châu Đốc là một thành phố của tỉnh An Giang, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nơi sinh sống của cộng đồng người Hoa, người Chăm và người Khmer. Sự đa dạng cư dân ở đây được thể hiện rõ ràng qua kiến trúc và ẩm thực.

Ngoài những chuyến du ngoạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, du khách có thể ghé qua những địa điểm linh thiêng như Chùa Hang, Lăng Ba Chúc hay hòa mình vào thiên nhiên, động vật hoang dã tại rừng tràm Trà Sư.

Đặc biệt, du khách nên ghé thăm chợ nổi Châu Đốc, nơi có thể đem tới những chuyến phiêu lưu ẩm thực độc đáo nhờ sự đa dạng lạ thường của các loại cá được bắt từ sông.

Tại Châu Đốc, du khách đừng bỏ lỡ các loại mắm nổi tiếng đa dạng, được làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá lóc, cá da trơn và cá cơm. Ngoài ra, bún mắm và lẩu mắm (lẩu nước mắm) là hai món ăn sẽ mang đến sự kết hợp ngon miệng giữa tôm, cá, thịt và hơn 20 loại rau và thảo mộc khác nhau.

Rừng Tràm Sư có phong cảnh hữu tình với thảm thực vật đa dạng.

Như đã đề cập ở trên, du khách đến với An Giang khó có thể bỏ qua rừng tràm Trà Sư với cảnh sắc hoang sơ. Thời gian tốt nhất để tham quan hệ sinh thái độc đáo này kéo dài từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm. Ngoài ra, Lonely Planet nhận định du khách nên khám phá núi Sam, nơi có thể ngắm nhìn toàn cảnh cánh đồng lúa rộng lớn kéo dài về phía biên giới.

"Kho tàng kỳ quan thiên nhiên" Lăng Cô

Văn hoá làng chài thu hút khách du lịch ở Lăng Cô.

Cách xa các điểm du lịch nhộn nhịp của Việt Nam, Lonely Planet đánh giá Lăng Cô (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một viên ngọc tiềm ẩn, nổi tiếng với lòng hiếu khách nồng hậu của người dân và cảnh quan đa dạng. Du khách đến nơi đây hứa hẹn sẽ bị "hút hồn" với những làng chài hoang sơ, công viên quốc gia, bãi biển cát trắng và vịnh màu ngọc lam.

Đáng chú ý, Vườn quốc gia Bạch Mã cách Lăng Cô khoảng 30 km về phía tây là một kho tàng tuyệt vời chứa các kỳ quan thiên nhiên với khung cảnh đầy cảm hứng, những thác nước cao chót vót có chiều cao gần 300m và một hệ động thực vật đáng chú ý. Thời điểm lý tưởng để ghé thăm Lăng Cô là từ tháng 3 đến tháng 7, khi thời tiết nắng đẹp và ít mưa.

tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai - Lai Châu - Hà Giang

Sáng 16/11, tại xã Y Tý, huyện Bát Xát đã diễn ra Hội thảo xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai; sản phẩm "Kết nối con đường di sản" từ Sin Suối Hồ (Lai Châu) qua đường đá cổ Pavie - Bát Xát - Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang) và “Nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe gắn với cây thảo dược và nông nghiệp" tại xã Y Tý.

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

[Ảnh] Khu rừng cổ tích trên cung đường đá cổ Pavie

Ngày 15/11, Sở Du lịch tỉnh Lào Cai phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh: Hà Giang, Lai Châu; UBND các huyện: Phong Thổ (Lai Châu), Bát Xát, Bắc Hà (Lào Cai), Xín Mần (Hà Giang); Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lai Châu và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức khảo sát đường đá cổ Pavie xuất phát từ Sin Suối Hồ (Phong Thổ - Lai Châu) sang xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát - Lào Cai).

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Sa Pa - Xứ sương mù tỉnh giấc

Khi những dấu chân khai mở của Sun Group tìm đến thị trấn trong sương, đỉnh Fansipan đã trở thành “điểm đến đời người”, Sa Pa lặng lẽ ngày nào giờ như sống lại một thời từng là thị trấn nghỉ dưỡng của người Pháp.

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Lào Cai giới thiệu sản phẩm du lịch tại Hội chợ Du lịch Tây Bắc – Điện Biên năm 2024

Hội chợ Du lịch Tây Bắc - Điện Biên năm 2024 với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” được tổ chức từ ngày 14 - 17/11, tại Quảng trường 7/5 thành phố Điện Biên Phủ. Gian hàng giới thiệu sản phẩm du lịch của tỉnh Lào Cai đã thu hút người dân và du khách.

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

[Infographic] Có gì tại Festival mùa đông Bắc Hà năm 2024?

Nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc sắc, đồng thời bảo tồn, tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa cộng đồng các dân tộc tại Bắc Hà nói riêng và trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói chung, từ ngày 15/11 - 7/12, huyện Bắc Hà tổ chức Festival mùa đông năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao hấp dẫn.

fbytzltw