Khai mạc mùa hạt dẻ Quảng Lạc năm 2024

Ngày 25/8, tại vườn dẻ thôn Quang Trung II, xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn (Lạng Sơn) đã diễn ra lễ khai mạc mùa hạt dẻ xã Quảng Lạc năm 2024.

Người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn.
Người dân, du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn.

Đây là địa phương đầu tiên trong tỉnh tổ chức chương trình khai mạc mùa hạt dẻ nhằm tôn vinh nghề trồng dẻ, quảng bá đặc sản hạt dẻ tới du khách gần, xa.

Bà Nông Thị Thùy Hương, Quyền Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết, Quảng Lạc là địa phương có diện tích trồng dẻ lớn nhất tại Lạng Sơn. Việc tổ chức khai mạc mùa hạt dẻ nhằm giới thiệu các khu vườn dẻ đến với nhân dân trong và ngoài tỉnh, kết nối với du khách thập phương, quảng bá sản phẩm OCOP.

Quảng Lạc có điều kiện tự nhiên, địa hình đồi núi đất thấp, thuận lợi cho việc phát triển cây dẻ. Từ năm 2003, địa phương đã triển khai mô hình trồng cây dẻ và xác định đây là một trong những sản phẩm chủ lực của xã. Địa phương cũng đang triển khai các dự án hỗ trợ nhân dân trồng dẻ.

Quả dẻ tươi vừa hái tại vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn được giới thiệu tới du khách.
Quả dẻ tươi vừa hái tại vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn được giới thiệu tới du khách.

Thống kê đến thời điểm hiện nay, Quảng Lạc có trên 100 ha trồng dẻ, với sản lượng bình quân hàng năm đạt hàng chục tấn, mang lại thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/năm. Trên địa bàn xã có 10 vườn dẻ đang triển khai mô hình sản xuất gắn với du lịch trải nghiệm.

Sản phẩm hạt dẻ đã được đăng ký thương hiệu, nhãn mác đưa ra thị trường, thu hút nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh tìm về Quảng Lạc đặt hàng mua hạt dẻ mang đi tiêu thụ. Các hộ trồng dẻ ở đây cho hay, hiện trên địa bàn cung không đủ cầu, sản xuất ra tới đâu tiêu thụ hết ngay tới đó.

Bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn thông tin, những năm gần đây diện tích trồng cây dẻ trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng cao so với những năm trước. Tỉnh hiện có khoảng 300 ha trồng dẻ tại tất cả các địa phương; trong đó, thành phố Lạng Sơn, các huyện: Cao Lộc, Văn Quan, Bình Gia có diện tích trồng dẻ nhiều hơn địa phương khác. Cây dẻ cho năng suất, sản lượng, giá bán khá cao, chất lượng tốt. Hạt dẻ trồng tại Lạng Sơn có đặc trưng riêng là hạt to, ăn bùi và rất thơm nên được thị trường ưa chuộng.

Các hộ trồng dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn giới thiệu, quảng bá đặc sản hạt dẻ với đặc trưng hạt to, ăn bùi và rất thơm tới du khách trong và ngoài tỉnh.
Các hộ trồng dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn giới thiệu, quảng bá đặc sản hạt dẻ với đặc trưng hạt to, ăn bùi và rất thơm tới du khách trong và ngoài tỉnh.

Năm 2020, hạt dẻ tươi Lạng Sơn đã được Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tôn vinh "Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2020". Hiện đã có một số cơ sở trồng dẻ ở thành phố Lạng Sơn và huyện Cao Lộc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 đến 4 sao.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhằm hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương vừa tiến hành Phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025.

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc từ nghề nuôi cá

Gắn bó với nghề nuôi cá hơn 30 năm, trải qua bao thăng trầm nhưng với niềm đam mê, quyết tâm và sự sáng tạo, anh Nguyễn Văn Hợp, thôn Khởi Khe, thị trấn Nông trường Phong Hải, huyện Bảo Thắng đã trở thành một trong những nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024.

Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

"Đất thép" Mường Khương tự tin bước vào thời kỳ mới Bài 2: Phát huy tuyên vận trong xây dựng nông thôn mới

Xác định tuyên vận là cách cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống, thời gian qua, huyện Mường Khương đã dành sự ưu tiên xứng đáng công tác tuyên vận đối với chương trình xây dựng nông thôn mới và đạt được hiệu quả rất tích cực.

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Đồng bào dân tộc thiểu số ứng dụng khoa học công nghệ cho cây trồng

Những năm qua, việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần giúp người nông dân gia tăng giá trị thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, cung ứng ra thị trường những sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo nên sự đổi thay tích cực từ phương thức canh tác truyền thống.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Tăng cường các biện pháp bảo vệ chim di cư

Từ tháng 9 năm trước đến khoảng tháng 4 năm sau là thời gian các loài chim hoang dã, di cư thường tìm về trú ngụ và kiếm ăn trên các cánh đồng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh như Bát Xát, Bảo Thắng, Bảo Yên, thành phố Lào Cai… Đây cũng là thời gian thợ săn tăng cường săn bắt, đánh bẫy chim hoang dã, di cư.

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Công tác giảm nghèo ở Bảo Thắng

Nhiều năm trước, gia đình bà Lương Thị Kim ở thôn Lạng, xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng thuộc diện hộ nghèo khi cả 2 vợ chồng sức khỏe yếu, thiếu vốn sản xuất. Được sự động viên của cán bộ rồi thấy bà con trong thôn đều có thu nhập khá nhờ mạnh dạn đầu tư chăn nuôi, sản xuất, gia đình bà quyết tâm thoát nghèo.

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại

Huyện Bảo Thắng hiện có 118 trang trại theo chuẩn tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó nhiều trang trại đạt hiệu quả kinh tế cao, lãi tiền tỷ mỗi năm. Theo chia sẻ của các chủ trang trại, hầu hết xuất phát điểm của họ đều vay vốn ngân hàng, trong quá trình phát triển, đồng vốn được sử dụng hiệu quả đã sinh lời, tạo giá trị lớn.

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

[Ảnh] Thăm gian trưng bày tại Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản

Hội nghị xúc tiến kết nối xuất - nhập khẩu nông - lâm - thủy sản năm 2024 được tổ chức tại Lào Cai có 29 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 100 sản phẩm nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố: Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng, Nam Định, Sơn La, Lâm Đồng, Hà Nội. Đây là những hàng hóa thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

fbytzltw