Khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò 2023

Tối 30/9, tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái đã diễn ra Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023. Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu tại Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023.

Dự Lễ khai mạc có Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo tỉnh Yên Bái; cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề nghị tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm, phát triển văn hóa ngang tầm với kinh tế, chính trị, xã hội, bám sát quan điểm “nguồn lực bắt đầu từ tư duy, động lực bắt đầu từ sự đổi mới, sức mạnh bắt đầu từ nhân dân” theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc làm việc với tỉnh Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.

Tỉnh Yên Bái cần tiếp tục quan tâm triển khai hiệu quả Chương trình hành động Quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể "Nghệ thuật Xòe Thái" đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của mọi người tham gia bảo vệ và phát huy di sản bằng những việc làm thiết thực; tiếp tục nhân rộng các mô hình, tạo điều kiện cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy Di sản “Nghệ thuật Xòe Thái” trong cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và nhân dân địa phương.

Cùng với đó, các cấp ủy, chính quyền của tỉnh cần quan tâm bố trí đủ nguồn lực cho các chương trình, dự án, đề án, nghiên cứu khoa học về bảo tồn văn hóa và nâng cao hiệu quả công tác quản lý văn hóa vùng dân tộc thiểu số gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong rằng, mỗi người dân ở Mường Lò - Nghĩa Lộ nói riêng và người dân Yên Bái nói chung sẽ là một sứ giả văn hóa, mang văn hóa của dân tộc mình đi khắp muôn nơi, giới thiệu, quảng bá để bạn bè trong nước và quốc tế biết đến và yêu mến bản sắc văn hóa dân tộc mình, thúc đẩy phát triển các hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.

Mở màn cho lễ hội là màn diễu diễn đường phố đầy sắc màu và độc đáo.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn nhấn mạnh, Mường Lò được biết đến là một trong những nôi phát tích của người Thái cổ; nơi có cánh đồng lúa lớn thứ 2 vùng Tây Bắc. Dòng chảy lịch sử đã sản sinh, bồi tụ, lưu truyền, hòa quyện bản sắc riêng có của người Thái, người Khơ Mú, người Tày, người Dao và các dân tộc anh em khác, cùng nhau làm nên một vùng văn hóa Mường Lò đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc, vừa lung linh, đa sắc màu, vừa có những nét độc đáo, khác biệt với nhiều di sản văn hóa đã và đang làm phong phú thêm kho tàng di sản của Việt Nam và nhân loại.

Từ nhiều năm nay, Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò được tổ chức thường niên tại thị xã Nghĩa Lộ đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngoài nước không chỉ bởi không khí lễ hội vui tươi, rộn ràng mang thương hiệu riêng của Mường Lò - Nghĩa Lộ trong những ngày mùa Thu đẹp nhất của đất trời Tây Bắc, mà còn cuốn hút bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thú vị bởi những nét độc đáo của văn hóa ẩm thực, hào hứng với những lễ hội dân gian truyền thống, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của những cô gái Thái với những chiếc khăn piêu yêu kiều, duyên dáng, ngất ngây trong những điệu xòe cổ làm đắm say lòng người, thỏa lòng đam mê muốn khám phá nét đẹp tiềm ẩn của đất và người nơi đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái kỳ vọng, với tình cảm yêu mến của nhân dân, du khách gần xa đối với Mường Lò sẽ tạo động lực tinh thần, là nguồn lực quan trọng để Yên Bái tiếp tục cụ thể hóa, hiện thực hóa mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu xây dựng Nghĩa Lộ là thị xã văn hóa, du lịch, trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng phía Tây tỉnh Yên Bái và trở thành đô thị văn hóa di sản trong tương lai như Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 - 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 9/2023 vừa qua. Cùng với đó, Mường Lò sẽ là một “điểm đến an toàn, thân thiện, bản sắc, hấp dẫn, ấn tượng” trong lòng du khách và bè bạn gần xa trên hành trình khám phá văn hóa, du lịch vùng Tây Bắc.

Màn diễu diễn đường phố với sự tham gia của 350 diễn viên quần chúng đến từ các dân tộc của 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Tại lễ hội năm nay, du khách trong và ngoài nước đã được thưởng thức màn diễu diễn đường phố đặc sắc với sự tham gia của 350 diễn viên quần chúng đến từ các dân tộc của 9 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Các màn diễu diễn mang đầy sắc màu và độc đáo, thể hiện những giá trị tinh hoa, đặc sắc nhất trong văn hóa bản địa của bà con dân tộc, như lời chào đón, mời gọi những du khách đến khám phá, trải nghiệm vùng đất Yên Bái huyền thoại.

Tiếp đến là chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Mường Lò - Miền di sản”, gồm 3 chương: “Về miền di sản”; “Vũ điệu Mường Lò”; “Đại xòe nối những vòng tay”, ca ngợi vẻ đẹp của vùng đất Nghĩa Lộ - Mường Lò, miền đất giàu truyền thống văn hóa, xứ sở của nhiều lễ hội, mà ở đó, lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tưởng vừa kín đáo, vừa lan tỏa, vừa ý nhị và sâu sắc, độc đáo như chính mảnh đất và chiều sâu văn hóa trong tâm hồn mỗi con người nơi đây. Vùng đất của những sắc hoa ban nở trắng trời mỗi độ Xuân về, một loài hoa đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, từ bao đời nay đã trở thành biểu tượng gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc Thái Mường Lò…

Chương trình nghệ thuật rực rỡ sắc màu tại Lễ khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023.

Ấn tượng nhất là chương 3 với chủ đề “Đại xòe nối những vòng tay”. Đây là màn trình diễn nghệ thuật Xòe Thái - một biểu tượng tinh thần mang giá trị văn hóa dân gian đặc sắc, thể hiện sức sống mãnh liệt và sức mạnh đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, thu hút sự tham gia của trên 2.000 nghệ nhân, diễn viên quần chúng, tạo hình các hình tượng: vòng xòe thuở sơ khai, hoa văn hình nóng nan (tượng trưng cho nghề đan lát truyền thống của đồng bào), hoa văn thổ cẩm, nhà sàn truyền thống, hoa ban.

Trong khuôn khổ lễ hội, nhân dân và du khách đã được tham quan, thưởng lãm không gian văn hóa rực rỡ sắc màu của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Yên Bái; được trải nghiệm trò chơi dân gian; được bay trên dù lượn, thả hồn trong hương sắc mùa thu ngắm thung lũng Mường Lò cùng nhiều hoạt động hấp dẫn, đặc sắc trong khuôn khổ Lễ hội; được hòa mình trong vòng xòe bất tận để cảm nhận những giá trị nhân văn sâu sắc, sức sống mãnh liệt và sự lan tỏa mạnh mẽ của Nghệ thuật xòe Thái, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh.

Đặc biệt, nhân dân và du khách được tham quan không gian quảng bá, giới thiệu các di tích lịch sử, di sản văn hóa của thành phố Hà Nội nghìn năm văn hiến - như một món quà ý nghĩa gửi tặng nhân dân và du khách gần xa trong những ngày trải nghiệm trên mảnh đất Mường Lò, tạo cầu nối văn hóa, để thêm hiểu, thêm yêu quê hương, đất nước.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw