Khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

Lúc 20h tối 10/3, tại Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk khai mạc Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8, năm 2023.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, lãnh đạo các bộ ngành, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk qua các thời kỳ, đại diện các đơn vị sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê trong nước và quốc tế cùng đông đảo đồng bào các dân tộc trong và ngoài tỉnh tham dự.

khai mac le hoi ca phe buon ma thuot lan thu 8 hinh anh 1 Màn trình diễn văn nghệ tại lễ khai mạc.

Sau 2 năm gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, năm nay, lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức trở lại, đáp ứng mong mỏi của nhân dân và du khách.

Ông Y Hoàng Anh Ayun, một người dân đến từ huyện Cư Mgar, tỉnh Đắk Lắk cho biết: “So với các lần trước thì tôi thấy lễ hội năm nay tổ chức hoành tráng hơn, lượng khách thu hút về Đắk Lắk cũng đông, hứa hẹn một mùa lễ hội thành công. Là một người dân tại địa phương tôi mong muốn mình quảng bá được những nét đẹp của Đắk Lắk; thứ 2 nông sản của mình sẽ được nhiều người biết đến hơn, từ đó nâng được giá thành qua đó sẽ nâng mức sống của người dân được tốt hơn”.

Với chủ đề “ Buôn Ma Thuột – điểm đến của cà phê thế giới”, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 tiếp tục khẳng định và nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Đặc biệt, điểm nổi bật của Lễ hội lần này là chú trọng quảng bá phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam, đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Theo ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, sau 48 năm giải phóng, diện tích cà phê của Đắk Lắk đã ổn định ở mức trên 210 nghìn hec ta, sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 520 nghìn tấn, chiếm hơn 30% sản lượng cà phê toàn quốc. Cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã xuất khẩu đến hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, luôn đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Riêng năm 2022, cà phê Đắk Lắk đã đóng góp phần lớn vào sản lượng 1,7 triệu tấn và doanh thu đạt hơn 4 tỷ Đô la xuất khẩu cà phê của cả nước.

“Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 với nhiều kỳ vọng mới là niền tin cũng là khát vọng quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk phát huy tiềm năng nội lực, đặc biệt là tiếp nối thành công chú trọng phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản với quyết tâm đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới”, ông Phạm Ngọc Nghị cho biết.

khai mac le hoi ca phe buon ma thuot lan thu 8 hinh anh 2 Đông đảo người dân và du khách tham dự lễ khai mạc.

Tại lễ khai mạc, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá cao những đóng góp của ngành cà phê vào sự phát triển kinh tế đất nước. Phó thủ tướng cũng ghi nhận những cố gắng của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Đắk Lắk trong xây dựng kinh tế, phát triển một ngành cà phê bền vững, góp phần tạo nên vị thế lớn của ngành cà phê Việt Nam hiện nay.

Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương tiếp tục tái cơ cấu nông nghiệp và ngành cà phê thực hiện hiệu quả tái canh cà phê và hướng tới sản xuất quy mô lớn, tạo cơ chế chính sách cho người trồng cà phê, sản xuất chế biến cà phê, chia sẻ kinh nghiệm, tạo ra những sản phẩm cà phê chất lượng, cạnh tranh lành mạnh với thị trường cà phê thế giới. Đặc biệt đưa ứng dụng công tác xây dựng thương hiệu phải được chú trọng và quan tâm hơn nữa.

“Phải xây dựng chiến lược quảng bá, marketing, định vị thương hiệu phù hợp với năng lực của mình. Chú trọng xúc tiến, hình thành được các mối liên kết chặt chẽ, bền vững giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và người trồng cà phê; phát triển thương mại điện tử, đa dạng kênh tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kết nối giữa người sản xuất với thị trường tiêu dùng. Đẩy mạnh phát triển cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản Việt Nam với hương vị đặc biệt, đặc thù được chứng nhận theo tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần này, tỉnh Đắk Lắk đón tiếp nhiều du khách trong nước và quốc tế, các vị lãnh đạo các bộ ngành, các lĩnh vực. Điều này càng khẳng định thêm vị thế của Đắk Lắk, vùng đất có lịch sử, văn hoá và địa chất từ rất lâu đời. Buôn Ma Thuột ngày nay đang khoác lên mình một diện mạo mới, vươn mình thành đô thị năng động, mang tầm vóc của đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

Viết giữa gian bếp nhỏ

Viết giữa gian bếp nhỏ

Góc làm việc của bà không phải phòng riêng, chỉ là chiếc bàn bên căn bếp nhỏ. Trên giá sách kế bên là những cuốn sách, tài liệu cũ quý giá, những thứ mà bà đã dành nhiều năm để sưu tầm, nghiên cứu. Đó là ấn tượng đầu tiên khi tôi có mặt tại nhà bà Trần Thị Minh, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật cũng là hội viên Hội Nhà báo tỉnh.

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Rơm vàng kể chuyện tái sinh

Ngày hè, nắng như rót mật xuống những thửa ruộng ở thung lũng Nghĩa Đô, cũng là lúc những sợi rơm vàng óng phơi mình trên bãi đất sau mùa gặt. Ở Nghĩa Đô, rơm không còn là phế phẩm nông nghiệp chỉ dùng để đun nấu hay lót chuồng trại chăn nuôi gia súc. Rơm đang “sống lại” trong những đôi tay tài hoa của phụ nữ bản người Tày, bản người Dao bên bếp lửa, dưới mái nhà sàn; hay góc sân nhỏ của những ngày nông nhàn sau mùa gặt, trong những câu chuyện đời thường đẹp như thơ…

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

fb yt zl tw