Khai mạc Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 79: Hàn gắn một thế giới bị chia rẽ

Khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khai mạc hôm nay (10/9) tại thành phố New York, Mỹ, với chủ đề “Đoàn kết và đa dạng để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững và nhân phẩm ở mọi nơi và cho tất cả mọi người”. Sự kiện được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy các hành động chung toàn cầu và hàn gắn một thế giới bị chia rẽ.

Cuộc họp thường niên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc là sự kiện ngoại giao - chính trị lớn nhất trong năm, với sự tham gia đông đảo của các nhà lãnh đạo và đại diện đến từ 193 quốc gia thành viên. Điểm nhấn của sự kiện năm nay là Hội nghị thượng đỉnh tương lai diễn ra trong 2 ngày 22 - 23/9 và Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bắt đầu sau đó 1 ngày (24/9).

Tại đây, lãnh đạo các quốc gia thành viên sẽ phác thảo những cách mà Liên Hợp Quốc có thể thích ứng để giải quyết các vấn đề mới nổi từ thu hẹp khoảng cách số và trí tuệ nhân tạo đến tài trợ công bằng hơn cho các quốc gia thu nhập thấp.

Khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khoá 78 Dennis Francis hôm qua bày tỏ sự lạc quan về khả năng phục hồi của Liên Hợp Quốc, dù thừa nhận những thách thức mà tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh này đang phải đối mặt: “Tôi lạc quan về Liên Hợp Quốc. Tổ chức đa phương này đang bị thách thức. Chúng ta đang sống trong thời đại đầy thách thức, và vì vậy thách thức hiện tại không chỉ dành cho Liên Hợp Quốc mà còn có nhiều tổ chức khác. Tuy nhiên, chúng ta có ý chí, có năng lực và quyết tâm để nhìn về phía trước và làm những gì cần thiết về mặt cải cách để thực hiện các cam kết và nhiệm vụ được giao phó cho các dân tộc".

Đáng chú ý, khoá họp lần thứ 79 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ đi sâu vào 2 vấn đề thường bị bỏ qua trong những kỳ họp trước đó. Đó là mối đe dọa của mực nước biển dâng cao và tình trạng kháng thuốc kháng sinh mà Tổ chức Y tế Thế giới gọi là "đại dịch thầm lặng". Ngân hàng thế giới ước tính, tình trạng kháng thuốc kháng sinh gây ra thiệt hại ước tính 1.000 tỷ USD cho GDP toàn cầu mỗi năm.

Năm 2025 tới, Liên Hợp Quốc sẽ tròn 80 năm tuổi và sẽ cần những cải cách táo bạo. Theo Giám đốc cấp cao về Đối tác và sáng kiến toàn cầu Harshani Dharmadasa, Liên Hợp Quốc đang thực sự hoạt động theo nhiều cách. Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hợp Quốc đã tiếp cận được 128 triệu người cần giúp đỡ chỉ riêng trong năm ngoái, trong khi Chương trình Lương thực Thế giới cung cấp lương thực cho hơn 150 triệu người mỗi năm. Cơ quan Tị nạn Liên Hợp Quốc cũng cung cấp nơi trú ẩn và hỗ trợ cho hàng triệu người phải di dời ở 136 quốc gia.

Trong gần tám thập kỷ, Liên Hợp Quốc đã tập hợp các quốc gia lại với nhau để vượt qua các trở ngại và đạt được những chiến thắng lớn cho nhân loại, trong số đó có việc xóa sổ bệnh đậu mùa, thu hẹp lỗ thủng tầng ôzôn và đẩy nhanh quá trình phát triển và cung cấp vắc-xin phòng ngừa COVID-19. Dù không thể giải quyết hết mọi vấn đề của hành tinh chỉ trong vài tuần, song các cuộc tranh luận và đối thoại tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc sẽ là nền tảng quan trọng để thúc đẩy hành động tập thể hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn và bắt đầu một chương mới trong lịch sử gần 80 năm của Liên Hợp Quốc.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO

Lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ngày 17/11 ra tuyên bố chung kêu gọi hợp tác đa phương hiệu quả để đối phó với nhiều thách thức trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, môi trường, an ninh lương thực, an ninh năng lượng.

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc sởi trên toàn cầu tăng tới 20%

Số ca mắc bệnh sởi trên thế giới trong năm 2023 đã tăng 20% so với năm trước đó lên 10,3 triệu ca, cho thấy khoảng trống đáng báo động trong việc bao phủ vaccine ngừa bệnh. Đây là kết quả của một nghiên cứu, được đưa ra trong báo cáo chung của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, công bố ngày 14/11.

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

AFD đánh giá cao Việt Nam trong lồng ghép mục tiêu kinh tế và phát triển bền vững

Ngày 12/11 tại cuộc tọa đàm ở trụ sở Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ở thủ đô Paris, các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam có sự ổn định chính trị-xã hội cao, cùng với sự thận trọng trong việc điều hành các công cụ chính sách, trong đó có ngân sách và tiền tệ. Do vậy, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá có sức hút và triển vọng đạt tốc độ tăng trưởng vững chắc.

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Thách thức với Thủ tướng Nhật Bản trong nhiệm kỳ mới

Ông Ishiba Shigeru đã tái đắc cử chức Thủ tướng Nhật Bản trong cuộc bỏ phiếu của Quốc hội ngày 11/11 và sẽ thành lập một chính phủ thiểu số. Trước cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội, nội các của ông Ishiba đã từ chức, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới.

fbytzltw