Kết hợp chặt chẽ giáo dục quốc phòng an ninh với giáo dục đạo đức, lối sống

Bộ GD&ĐT yêu cầu kết hợp chặt chẽ công tác GDQPAN với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh.

16-784.jpg
(Ảnh minh họa)

Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2024-2025, Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng kế hoạch dạy, triển khai dạy học GDQPAN theo Chương trình GDPT 2018 bảo đảm khoa học, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nhà trường và học sinh.

Đối với cấp tiểu học, THCS, thực hiện dạy học lồng ghép GDQPAN theo Thông tư số 08/2024/TT- BGDĐT ngày 15/5/2024 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Hướng dẫn lồng ghép nội dung GDQPAN trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học.

Giáo viên lựa chọn nội dung thông qua tổ bộ môn, các tổ bộ môn tổng hợp nội dung thông qua Ban Giám hiệu, trên cơ sở nội dung lồng ghép của các tổ bộ môn nhà trường thống nhất kế hoạch và triển khai thực hiện lồng ghép nội dung GDQPAN bảo đảm đủ nội dung theo quy định đối với từng cấp học và khối lớp.

Đối với cấp THPT, quán triệt và thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung GDQPAN theo Thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Ban hành Chương trình môn học GDQPAN cấp THPT; kịp thời điều chỉnh, bổ sung các nội dung kiến thức mới đã được thống nhất trong tập huấn công tác GDQPAN năm 2024.

Các nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phân phối nội dung chương trình cho cả năm học phù hợp với đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị, trang thiết bị dạy học và tổ chức dạy học theo đúng kế hoạch giáo dục.

Đối với các nội dung thực hành, dạy tập trung dứt điểm theo bài nhưng không quá 3 tiết/buổi và phải thực hiện nghiêm các quy định về công tác bảo đảm an toàn, đặc biệt khi sử dụng vũ khí, trang bị.

Xây dựng kế hoạch bài dạy khoa học, đúng, đủ theo chương trình; các bài dạy phải được thông qua tổ chuyên môn và nhà trường theo quy định trước khi tổ chức giảng dạy; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả nhằm phát triển phẩm chất, năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh.

Các nhà trường tích cực, chủ động tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về GDQPAN; nâng cao chất lượng nghiên cứu bài dạy, tổ chức tọa đàm, trao đổi về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy; kịp thời đánh giá, rút kinh nghiệm trong quá trình dạy, học.

Phát huy tính tích cực, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong dạy, học môn học GDQPAN. Kết hợp chặt chẽ công tác GDQPAN với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và các nội dung hoạt động giáo dục khác bảo đảm thiết thực, hiệu quả, an toàn phù hợp với từng lứa tuổi.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu tổ chức các hoạt động trải nghiệm gắn với nội dung GDQPAN phải thiết thực, hiệu quả và đúng quy định. Không tổ chức các hoạt động trải nghiệm kết hợp với tổ chức dạy học tập trung các nội dung GDQPAN trong chương trình môn học và học tập trung tại các trung tâm GDQPAN, cơ sở giáo dục đại học tự chủ môn học GDQPAN để kết thúc môn học.

Theo giaoducthoidai.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Lần đầu tiên Việt Nam có vaccine não mô cầu thế hệ mới không giới hạn độ tuổi tiêm

Ngày 4/7, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, 230 trung tâm VNVC trên toàn quốc đã triển khai tiêm vaccine não mô cầu thế hệ mới MenACYW. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam, vaccine phòng não mô cầu được chỉ định tiêm cho người lớn từ 56 tuổi trở lên.

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

fb yt zl tw