Kết cục đắng từ những vụ dàn cảnh bắt cóc tống tiền người thân

Thời gian qua, nhiều vụ dàn cảnh bắt cóc nhằm tống tiền người thân, gia đình xảy ra. Hành vi vi phạm này phải trả giá từ phạt hành chính đến trách nhiệm hình sự.

Dàn dựng bắt cóc để thử lòng chồng

Mới đây, vụ việc giả bị bắt cóc nhắn tin cho chồng, đòi 10 tỷ đồng tiền chuộc để thử lòng chồng tại Hà Nội gây xôn xao. Theo đó, ngày 26/9, Công an quận Hai Bà Trưng tiếp nhận trình báo của anh D.H.G. (33 tuổi, ở Hà Nội) về việc vợ và con trai 3 tuổi bị bắt cóc, yêu cầu chuyển khoản 10 tỷ đồng.

Sau hai giờ, lực lượng công an phát hiện vợ của anh G. không bị bắt cóc mà đang chờ khám bệnh tại một bệnh viện trên địa bàn.

Tại cơ quan công an, chị N.P.T. khai, nhắn tin cho chồng với nội dung “chuẩn bị 10 tỷ chuộc vợ con, báo công an sẽ giết cả hai rồi tự tử" nhằm mục đích "thử thách tình cảm, phản ứng của chồng".

Hiện, công an đang củng cố hồ sơ, tài liệu để xử phạt hành chính đối với chị N.P.T. về hành vi vi phạm trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Chị N.P.T. khai vì muốn thử lòng chồng nên giả vờ bị bắt cóc.

Đầu tháng 3/2023, vụ việc tương tự xảy ra tại Thái Bình. Cụ thể, do nợ nần nên Nguyễn Văn Đông (ở huyện Quỳnh Phụ) dàn dựng bắt cóc con gái để tống tiền.

Cụ thể, trưa 8/3, Đông chở con gái ruột là N.N.H. (11 tuổi) đến một nhà nghỉ tại huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng. Khi đi, Đông chuẩn bị sẵn dây điện để dàn cảnh trói con gái. Tiếp đó, Đông dùng khăn quàng đỏ bịt mắt, bịt miệng con gái rồi lấy điện thoại chụp ảnh lại.

Dàn cảnh xong, Đông dùng chiếc điện thoại khác tạo tài khoản mạng xã hội Zalo ảo để gửi hình ảnh con gái bị trói tay, bịt mắt nói trên gửi vào tài khoản mạng xã hội Zalo trên chiếc điện thoại chính còn lại của mình.

“Từ giờ đến 6 giờ tối nay mày phải chuẩn bị tiền 300 triệu cho bọn tao. Nếu không làm theo thì mày sẽ vĩnh viễn không bao giờ gặp con mày nữa", trích đoạn Đông viết tin giả mạo.

Xong xuôi, Đông mang theo điện thoại đi gặp một số người thân quen, họ hàng và bạn bè để vay tiền chuộc con gái. Có 3 người đồng ý cho Đông vay 200 triệu đồng để chuộc con.

Nắm bắt được thông tin, sau khoảng 2 giờ, lực lượng công an đã tìm ra địa điểm mà Đông nhẫn tâm trói, nhốt con gái mình tại một nhà nghỉ ở huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng và giải cứu cháu H. an toàn.

Tại cơ quan điều tra, Đông khai nhận do túng quẫn nợ nần nên mới nảy sinh ý định dùng chính con gái ruột để tạo hiện trường giả một vụ bắt cóc, tống tiền để có thể dễ dàng vay mượn tiền từ những người thân quen.

Vướng vòng lao lý

Theo luật sư Phạm Hồng Kiên (Giám đốc Công ty luật Cán Cân Việt, đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, việc dựng cảnh bắt cóc có thể bị xử phạt hành chính như vụ người vợ “thử lòng chồng” hoặc cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trước hết quy định 1 Điều 169 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ: “Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 2 đến 7 năm”.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt, giữ người khác do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý nhằm buộc người muốn chuộc phải nộp tiền hoặc tài sản thì mới thả người bị bắt, giữ.

Hành vi “bắt cóc” phải thể hiện việc đưa “người bị bắt cóc” giấu đi ở một nơi nào đó mà không muốn cho người khác biết, đặc biệt là đối với người thân, gia đình của người bị bắt cóc.

Như vậy, có thể hiểu người bị bắt cóc phải bị dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác khiến bị khống chế không thể thoát thân được và hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của kẻ phạm tội. Đồng thời việc bắt giữ này phải hoàn toàn trái với ý chí, lý trí của người bị bắt giữ.

Trong trường hợp giả bắt cóc để lấy tiền chuộc từ cha mẹ sẽ không xảy ra hành vi khống chế đối với người bị bắt cóc. Bởi vậy, hành vi này có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại điều 170 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi dọa sẽ gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng trong tương lai nếu không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Bên cạnh đó, với hành vi như vụ án của Nguyễn Văn Đông (ở Thái Bình) có thể bị xem xét về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo đó, người phạm tội này sẽ dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả rằng con gái bị bắt cóc, để tạo lòng tin đối tượng đã đưa ra tin nhắn, ảnh chụp con bị trói nhốt làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, chữ viết, bằng hành động và nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

Tùy theo tính chất, mức độ mà mức án cao nhất với tội danh trên là phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân.

VietNamNet

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ma túy nguy hiểm đang len lỏi vào các buổi tiệc tùng của giới trẻ

Cảnh báo ma túy nguy hiểm đang len lỏi vào các buổi tiệc tùng của giới trẻ

Gần đây, các bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh liên tục tiếp nhận các ca cấp cứu liên quan đến việc sử dụng ma túy "nước biển" và lạm dụng "bóng cười". Điều đáng lo ngại là các nạn nhân chủ yếu là giới trẻ, độ tuổi từ 20-30, cho thấy sự gia tăng đáng báo động của tình trạng sử dụng chất kích thích trong giới trẻ hiện nay.

Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá năm 2025 của Công an tỉnh thống nhất đề nghị đặc xá cho 15 phạm nhân đủ điều kiện

Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá năm 2025 của Công an tỉnh thống nhất đề nghị đặc xá cho 15 phạm nhân đủ điều kiện

Chiều 19/3, Tiểu Ban chỉ đạo về đặc xá của Công an tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị xét, đề nghị đặc xá cho phạm nhân năm 2025. Đại tá Hoàng Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan thi hành án hình sự, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Công an tỉnh chủ trì hội nghị.

Điện lực Lào Cai cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ ngành điện để lừa đảo

Điện lực Lào Cai cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ ngành điện để lừa đảo

Thời gian gần đây, tình trạng mạo danh ngành điện gia tăng mạnh mẽ. Các chiêu trò lừa đảo ngày càng tinh vi, không chỉ gây thiệt hại tài chính cho khách hàng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai).

Khen thưởng các đơn vị tham gia đấu tranh chuyên án triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc có yếu tố nước ngoài

Khen thưởng các đơn vị tham gia đấu tranh chuyên án triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc có yếu tố nước ngoài

Ngày 10/3, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường đã biểu dương và khen thưởng các đơn vị thuộc Công an tỉnh Lào Cai vì có thành tích xuất sắc trong đấu tranh chuyên án triệt phá đường dây tổ chức đánh bạc có yếu tố nước ngoài do người Trung Quốc cầm đầu, cấu kết với người Việt Nam thực hiện.

Quy định mới về việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc

Quy định mới về việc đưa người đi cai nghiện bắt buộc

Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 03/2025/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Ngăn chặn các đường dây ma túy xuyên quốc gia

Ngăn chặn các đường dây ma túy xuyên quốc gia

Theo Tổng cục Hải quan, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy tiếp tục gia tăng trên địa bàn rộng khắp và trên tất cả các tuyến đường bộ, đường biển, đường hàng không và chuyển phát nhanh. Gần đây, xuất hiện nhiều loại ma túy mới chưa có trong danh mục quản lý với các đối tượng chủ mưu, cầm đầu hầu hết ở nước ngoài.

Tăng cường đấu tranh với tội phạm về kinh tế

Tăng cường đấu tranh với tội phạm về kinh tế

Lào Cai là tỉnh biên giới, hằng năm, vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán, tình hình tội phạm mua bán hàng cấm, buôn lậu qua biên giới hoạt động phức tạp. Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (Công an tỉnh) đã tăng cường các giải pháp đấu tranh với các loại tội phạm này.

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo tình ái qua mạng và những cách nhận diện

Cảnh báo các chiêu trò lừa đảo tình ái qua mạng và những cách nhận diện

Trong những năm gần đây, lừa đảo tình ái đã trở thành một trong những mối nguy hiểm lớn đối với người dùng internet. Với sự phát triển của công nghệ và mạng xã hội, các kẻ lừa đảo ngày càng trở nên tinh vi hơn trong việc lợi dụng lòng tin và khao khát tình cảm của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản.

fb yt zl tw