Israel lên kế hoạch sơ tán dân thường khỏi thành phố cực nam Gaza

Thủ tướng Netanyahu yêu cầu quân đội Israel lên phương án sơ tán người dân khỏi Rafah, trước khi mở chiến dịch trên bộ nhằm vào thành phố.

Thủ tướng Netanyahu yêu cầu quân đội Israel lên phương án sơ tán người dân khỏi Rafah, trước khi mở chiến dịch trên bộ nhằm vào thành phố.

"Không thể đạt được mục tiêu của chiến dịch là loại bỏ Hamas mà vẫn để lại 4 tiểu đoàn của họ ở Rafah. Mặt khác, tiến hành chiến dịch lớn ở Rafah đòi hỏi sơ tán dân thường khỏi vùng chiến sự", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm 9/2, đề cập tới thành phố ở cực nam Dải Gaza.

Ông Netayahu tuyên bố đã chỉ đạo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) trình lên nội các "kế hoạch kép", kết hợp đưa người dân rời khỏi Rafah và xóa sổ toàn bộ các tiểu đoàn Hamas ở trong thành phố.

Thông tin được công bố trong bối cảnh Israel hứng chịu chỉ trích từ cộng đồng quốc tế về ý định đưa quân vào Rafah, nơi khoảng 1,5 triệu người Palestine đang trú ngụ sau khi chạy nạn khỏi các vùng khác ở Dải Gaza. Tel Aviv khẳng định đây là thành trì cuối cùng của Hamas tại khu vực và nước này cần mở chiến dịch trên bộ để quét sạch hết tàn dư của đối phương.

Binh sĩ Israel ở Dải Gaza trong bức ảnh đăng ngày 16/1.

IDF vẫn tập trung lực lượng ở thành phố Khan Younis, song Thủ tướng Israel nhiều lần tuyên bố nước này sẽ tiếp tục tiến quân về cực nam Dải Gaza.

Quân đội Israel rạng sáng 9/2 tiến hành nhiều cuộc không kích vào Rafah và khu vực miền trung Dải Gaza, trong đó hai tòa chung cư và một trại tị nạn đã bị trúng đạn, khiến 22 người thiệt mạng.

Các cuộc tấn công diễn ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi động thái quân sự của Israel tại Dải Gaza là "vượt quá giới hạn", đánh dấu chỉ trích gay gắt nhất của Washington với Tel Aviv từ khi xung đột bùng phát tháng 10/2023.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 8/2 cho biết Mỹ không ủng hộ Israel mở chiến dịch trên bộ vào Rafah, trong khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho rằng đưa quân vào thành phố này mà không lên kế hoạch kỹ lưỡng có thể dẫn tới "thảm họa nhân đạo".

Ai Cập cũng cảnh báo mọi hoạt động quân sự trên bộ ở Rafah, thành phố giáp biên giới với nước này, sẽ gây ảnh hưởng tới hiệp ước hòa bình kéo dài 40 năm qua giữa Cairo và Tel Aviv. Chính quyền Tổng thống Abdel Fattah al-Sisi lo ngại Rafah bị tấn công có thể tạo ra một làn sóng người tị nạn Palestine tràn vào Ai Cập.

Theo số liệu của cơ quan y tế Palestine, xung đột tại Dải Gaza đã khiến 27.947 người thiệt mạng và 67.459 người bị thương, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Chiến sự cũng khiến hầu hết người dân tại dải đất bị mất nhà cửa và làm 1/4 dân số tại đây đối diện với nguy cơ chết đói.

Vị trí thành phố Rafah, miền nam Dải Gaza.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw