Iran mở nhà máy nhiên liệu hạt nhân đầu tiên

Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad hôm 9/4 cắt băng khánh thành nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân đầu tiên của nước này đặt tại tỉnh miền trung Isfahan, đánh dấu kỷ niệm ngày hạt nhân quốc gia.

Động thái này được thực hiện khi Tehran đang cân nhắc đề xuất của nhóm 6 nước lớn, trong đó có Mỹ, về việc mời Iran tham gia các cuộc đàm phán mới nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân. Trước đó Iran nhiều lần phủ nhận cáo buộc họ có âm mưu chế tạo bom nguyên tử và khẳng định chương trình hạt nhân chỉ vì mục đích hòa bình.

Nhà máy mới mở tại Isfahan (cách Tehran hơn 400 km) sẽ sản xuất những thanh uranium oxide để làm nhiên liệu cho lò phản ứng nước nặng của Iran, công trình có kế hoạch hoàn tất vào năm 2010. Các nhà phân tích cho rằng đây là tín hiệu cho thấy Tehran đã tiến đến giai đoạn cuối cùng trong chu trình sản xuất nhiên liệu hạt nhân.

Trước đó, cố vấn cao cấp của Tổng thống Ahmadinejad là Ali Akbar Javanfekr cho biết, Iran đang xân nhắc "những đề xuất mang tính xây dựng" do nhóm 6 nước lớn gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Đức đưa ra về các vòng đàm phán mới xung quanh cuộc khủng hoảng hạt nhân tại Iran. Hai đối tác thương mại lớn của Iran là Nga và Trung Quốc đều hối thúc Tehran chấp nhận lời mời này.

Hôm thứ tư, 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức cho biết, họ sẽ đề nghị quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU là Javier Solana tiếp cận với Iran đề đưa ra đề xuất đàm phán. Trong tuyên bố, nhóm 6 nước nhấn mạnh họ "hối thúc mạnh mẽ Iran tận dụng cơ hội này để tham gia một cách nghiêm túc với tất cả chúng tôi trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau".

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cũng đề cập đến tín hiệu thay đổi chính sách của Washington khi cho biết, Mỹ sẽ là "một bên tham gia đầy đủ" vào các cuộc đàm phán nói trên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Jiang Yu thì bày tỏ, Bắc Kinh "vui mừng nhận thấy sự cải thiện trong mối quan hệ giữa Mỹ và Iran".

Hiện chưa rõ việc Iran khánh thành nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân tại Isfahan có tác động đến lời đề nghị đàm phán của nhóm 6 nước hay không.

(Theo VnExpress)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Di tích lịch sử liên quan đến chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia trở thành di sản văn hóa thế giới

Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Thipadei Hun Manet đã gửi thông điệp chào mừng sau khi 3 di tích lịch sử của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới thuộc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 11/7.

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Kinh tế Anh tiếp tục suy giảm

Theo CNBC ngày 11-7, dữ liệu vừa công bố cho thấy nền kinh tế Anh tiếp tục suy giảm do không thể thoát khỏi tác động từ chính sách thuế quan của Mỹ và tình hình kinh doanh bất ổn.

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thảo luận về chính sách thuế và an ninh khu vực

Ngày 11/7, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức cuộc hội đàm cấp cao ba bên, bên lề các cuộc họp ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, trong bối cảnh xuất hiện nhiều lo ngại về việc mức thuế nhập khẩu mới của Mỹ (dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/8) có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu của Seoul và Tokyo.

fb yt zl tw