Infobae: Việt Nam sẽ dẫn đầu tăng trưởng tài sản toàn cầu trong thập kỷ tới

Infobae, một trong những tờ báo nổi tiếng ở Argentina ngày 23/2 đăng tải bài viết dự báo Việt Nam sẽ dẫn đầu thế giới về tăng trưởng trong thập kỷ...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trong bài viết đăng trên chuyên mục Thế giới của Infobae, nhà báo Rossana Marín nhấn mạnh Việt Nam là điểm đến ưa thích và đầy hứa hẹn để thiết lập hoạt động sản xuất của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là trong những lĩnh vực như công nghệ và sản xuất ô tô.

Với tiêu đề "Quốc gia nào sẽ dẫn đầu tăng trưởng tài sản toàn cầu trong thập kỷ tới?", bài viết dẫn kết quả nghiên cứu của công ty tình báo tài sản toàn cầu New World Wealth và cố vấn di cư đầu tư Henley & Partners khẳng định Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có mức gia tăng tài sản lớn nhất trong thập kỷ tới.

Infobae dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có mức gia tăng tài sản lớn nhất trong thập kỷ tới.

Sức tăng trưởng đáng chú ý này là do Việt Nam đang chuyển đổi thành trung tâm sản xuất của thế giới, với dự báo về tốc độ tích lũy tài sản sẽ tăng 125% trong 10 năm tới. Với tốc độ phát triển này, không chỉ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người của Việt Nam sẽ ở mức cao, mà số triệu phú cũng sẽ tăng lên đáng kể, cùng với việc củng cố vị thế là điểm đến hàng đầu cho đầu tư quốc tế.

Tác giả Marín dẫn phân tích của McKinsey về sự bùng nổ nêu trên của Việt Nam bao gồm những yếu tố như vị trí địa lý chiến lược có chung đường biên giới với Trung Quốc và gần các tuyến thương mại hàng hải quan trọng, kết hợp với chi phí lao động thấp và cơ sở hạ tầng thuận lợi cho xuất khẩu.

Bài báo dẫn lời Giám đốc đầu tư VinaCapital Group, ông Andy Ho, nhấn mạnh: "Việt Nam đang phát triển nhanh chóng và hầu hết người dân đều được hưởng lợi". Trong khi đó, ông Andrew Amoils - nhà phân tích của New World Wealth - nhận định sự phát triển diễn ra trong bối cảnh Việt Nam được coi là cơ sở sản xuất ngày càng phổ biến đối với các công ty đa quốc gia về công nghệ, xe ô tô, điện tử, quần áo và dệt may.

Theo Infobae, sức hấp dẫn đối với các tập đoàn, cùng với thương hiệu về sự an toàn, đã thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà máy và thiết lập hoạt động sản xuất tại Việt Nam, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB) được CNBC trích dẫn, Việt Nam hiện có 19.400 triệu phú và 58 tỷ phú, bằng chứng hữu hình về sức hấp dẫn kinh tế và tiềm năng đầu tư ngày càng tăng.

Tác giả đánh giá: "Sự gia tăng số lượng cá nhân có sức mua cao này là dấu hiệu cho thấy sự năng động về kinh tế của đất nước cũng như khả năng thu hút và tạo ra của cải. Việt Nam, tâm điểm của sự bùng nổ kinh tế Đông Nam Á, sẽ có mức tăng trưởng tài sản dự kiến đạt 110%".

Đề cập tới thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), bài báo ghi nhận Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, với mức tăng 32% trong năm 2023 so với năm 2022, đạt 36,6 tỷ USD. FDI là động lực quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, hỗ trợ quá trình công nghiệp hóa, trong đó lấy xuất khẩu làm trọng tâm. Quá trình này của Việt Nam được củng cố qua 3 làn sóng thu hút FDI trong suốt 3 thập kỷ qua.

Ông Brian Lee - nhà kinh tế học và là Trợ lý Phó Chủ tịch Maybank - bình luận Việt Nam đang đứng trước làn sóng thu hút FDI lần thứ 4, vốn có thể thúc đẩy hơn nữa đà phát triển kinh tế của quốc gia Đông Nam Á. FDI mang lại việc làm tốt với mức lương khá và cho phép hàng triệu người Việt Nam cải thiện chất lượng cuộc sống.

Theo Infobae, các chuyên gia kinh tế cũng khuyến nghị Việt Nam cần tăng cường đào tạo lực lượng lao động để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động sản xuất phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng, tăng cường hiệu quả và năng suất lao động thông qua mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa các công ty nước ngoài và những đối tác trong nước.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Phía sau sức hút vĩnh cửu của vàng

Trải qua vô số thăng trầm và biến thiên của lịch sử, vàng vẫn có những lợi thế như là một công cụ phòng ngừa lạm phát đáng tin cậy, hiếm và hữu hạn cũng như có mối tương quan tương đối thấp với các tài sản khác.

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ.

Giảm thiểu rủi ro giao dịch không tiền mặt

Giảm thiểu rủi ro giao dịch không tiền mặt

Cùng với xu hướng phát triển chung của toàn cầu, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (quét mã QR, chuyển khoản...) ngày càng trở nên phổ biến trong các giao dịch, đời sống hàng ngày ở Việt Nam. Được đánh giá mang lại nhiều tiện ích cho người dân, doanh nghiệp, song loại hình thanh toán này cũng đặt ra vấn đề về an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và ngân hàng.

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Phân loại rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn

Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chậm nhất là ngày 31/12/2024 hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Để thực thi các quy định này, tỉnh Lào Cai đã sớm triển khai đồng bộ các quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Tuy nhiên, thực trạng tại các địa phương cho thấy để đưa chính sách vào cuộc sống còn nhiều khó khăn.

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Niềm vui tăng lương song hành với nỗi lo tăng giá

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%). Trước thông tin này, nhiều cán bộ, công chức, viên chức rất phấn khởi. Tuy nhiên, theo khảo sát của phóng viên, lương chưa tăng nhưng giá các mặt hàng thiết yếu đã có xu hướng tăng.

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Kinh tế Việt Nam qua góc nhìn quốc tế: Nhiều chỉ dấu tích cực

Tháng 6/2024, kinh tế Việt Nam đón nhận nhiều thông tin tích cực. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý II dự kiến tăng trưởng vừa phải, nhờ sự khởi sắc trong xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Thị trường trái phiếu cũng đang từng bước phục hồi. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn đối mặt với một số rủi ro liên quan đến áp lực giá cả, tỷ giá và nhu cầu suy giảm.

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất

Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) vừa có văn bản yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất; kịp thời đấu tranh, ngăn chặn hành vi vận chuyển trái phép mặt hàng này vào Việt Nam.

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Lương tăng, làm gì để giá không tăng?

Từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu sẽ tăng thêm 30%; lương cho người nghỉ hưu tăng 15%. Đợt cải cách tiền lương này được rất nhiều công chức, viên chức, người nghỉ hưu trông chờ. Tuy nhiên, song song cùng với niềm vui đó là nỗi lo thường trực: giá cả tăng theo lương.

fb yt zl tw