Hương vị trà tết xưa

Dù được thưởng thức nhiều loại trà ngon nức tiếng của dải đất hình chữ S, nhưng thẳm sâu trong ký ức là vị trà lưu ngày tết quê tôi...

Thói quen uống trà của những thành viên trong gia đình tôi có từ rất lâu rồi. Ngày nay, dù là chè trồng trong vườn nhà thì anh chị tôi cũng chỉ làm tới công đoạn hái búp. Sau đó là giao cho lò sao sấy và nhận về trà thành phẩm, rất tiện lợi. Để chọn trà uống tết, chị dâu tôi thường hái riêng một khoảng vườn nào đó mà chị cho là trà được nước nhất, đậm đà nhất và quay sấy riêng. Dẫu thế, hương vị trà chọn lựa ấy cũng không thể giống như hương vị trà ngày xưa tự tay sao sấy.

tra2.jpg

Mỗi lần pha trà tết, anh trai tôi lại hoài niệm: Ngày xưa, trà tết còn phải uống dè, đâu có nhiều như bây giờ. Mỗi người một chén nhỏ là hết một ấm rồi. Khách khứa thì đến lai rai. Ngày tết, đổ bã, tráng ấm pha liên tục, chứ ai chế lại nước hai bao giờ, nên mỗi lần pha trà, chỉ căn theo lượng khách mà bỏ trà vào ấm. Có khi vừa chiêu xong một lượt thì có ông khách lại vào...

Những câu chuyện tản mạn của anh khiến tôi quay quắt nhớ ngày xưa, những ngày đi mót chè về sao uống tết.

Sau tiết sương giáng, chè vụt lên lượt búp cuối cùng rồi tắt lụi. Nở ra búp nào là hai hôm sau sương làm cháy sém búp ấy, hoặc chỉ sau hai cái nắng hanh là xòe ra hai lá vành vạnh, dai ngoách. Qua sương giáng một tháng, người dân quê tôi bắt đầu đốn chè. Chè tết chính là chè hái trước tết Nguyên đán, là chè đông, chứ không phải chè xuân. Chè sau khi uống căng giọt mưa xuân mới lên búp thì được gọi là chè xuân. Thường là sau tết Nguyên đán, sau tiết Lập xuân cả tháng mới có chè xuân. Để có chè xuân thì phần lớn hộ làm chè sẽ đốn cành chè để làm sạch lá già, kích hoạt sự nảy mầm cho chè mới. Nhưng cũng có những vườn chè, người ta không đốn, để lưu còn hái búp sao uống hết tháng Giêng, đợi chè xuân kịp cho thu hoạch. Chè ấy gọi là chè lưu, với những búp tôm mập mạp nhú lên ở nách lá, nếu không vặt khi vừa cữ thì chỉ vài hôm là xòe mất.

tra-xanh-17.jpg

Thế là, mùa đông, mùa căm căm gió bấc. Trong cái rét của khí trời, của chân đất, áo xống mỏng manh, khăn khố sơ sài, bọn trẻ con vai đeo làn tế, chân nhảy bước sáo cho ấm, tay cầm theo nọt rơm để lên đồi mót chè. Thi thoảng lại hái một bông hoa chè đọng mật đưa lên miệng hít rồi trầm trồ ngọt quá. Miệng đứa nào cũng bám vàng phấn hoa chè... Sáng học, chiều mót chè. Mùa mót chè uống tết ngắn ngủi, nhưng tôi tin, không một đứa nào trong lứa chúng tôi ở làng quên được.

Cuối buổi, đem chè tôm về, bà nội tôi bỏ ngay chè lên chảo sao chín bằng củi. Sau đó đổ chè ra nong, bà dùng tay vò cho chè xoăn tít lại, sau đó cho lên giá sấy. Chè đương mùa, búp to thì phải vò bằng chân mới được, cho nhựa chè chảy bớt. Chân đạp vò chè xong lội bùn thì đen nhánh, nhựa chè cáu lại, chả thức gì cọ rửa cho sạch cả. Còn chè lưu, lại mót mỗi ngày một ít, bà tôi vò tay thôi. Sau khi sấy khô 80% với mấy lần cẩn thận lật giở thì đem xuống, bỏ lên chảo gang sao suốt đến khô hẳn. Bỏ chè đã sao ra mẹt, bà sảy sạch cám chè, chị em tôi lại xúm vào nhặt cuộng chè nổ, nhặt nụ chè sót trong đó, nhặt bồm vón.

Thông thường, với chè lưu, sao xong là cất đi luôn để tết uống. Nhưng bà tôi là người cẩn thận, nhặt ra hết vụn cuống. Trà bồm uống trước, trà ngon để tết uống. Sau khi sao lại cho hết hơi tay bọn trẻ con, bà đổ ra mẹt, trà thơm ngào ngạt, tự nguội trong cái tiết trời buốt giá trong veo. Vì thương bà và còn vì muốn có những ấm trà ngon mời khách ngày tết, để nghe khách khen trà ngon thế, chúng tôi chăm chỉ mót chè lắm. Bớt nô đùa chạy nhảy để mót được trà nhiều hơn.

Càng lớn, chúng tôi càng thấy rõ giá trị của loại thức uống gần gũi thân thương. Dù được thưởng thức nhiều loại trà ngon nức tiếng của dải đất hình chữ S: trà nõn tôm Tân Cương, trà sen Tây Hồ, trà Shan tuyết Tây Bắc, trà cổ thụ Tà Xùa, trà cổ thụ rừng Hoàng Liên, trà tuyết Suối Giàng, Hồng trà Hà Giang... nhưng thẳm sâu trong ký ức là vị trà lưu ngày tết quê tôi, trung du Phú Thọ. Vùng đất được dân gian mặc định là “chó ăn đá gà ăn sỏi” ấy đã chắt chiu nuôi dưỡng vị trà đắng, chát đầu lưỡi, nhưng ngọt đậm đà, mộc mạc nơi cuống họng. Nơi có câu ca bé nhỏ, mỗi khi ngân lên, thương lắm là thương: “Dù ai đi ngược về xuôi/Chân đen như cuốc là người Thái Ninh”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Sứ mệnh cao cả nhất của văn nghệ sĩ cách mạng là kiến tạo nhân cách văn hóa, xây dựng con người XHCN

Tổng Bí thư cho rằng, đất nước ta đang đứng trước cánh cửa lịch sử để bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, vươn mình. Đảng, Nhà nước, nhân dân trông chờ và tin tưởng vào sự chuyển mình, vươn lên mạnh mẽ, đóng góp tích cực của đội ngũ văn nghệ sĩ trong giai đoạn cách mạng mới.

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

"Giấc mơ Chí Phèo" - giấc mơ nhạc kịch Việt

Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long cùng với một ê kíp ‘xịn xò’ nhạc sĩ Dương Cầm, đạo diễn Phùng Tiến Minh, biên kịch Đinh Tiến Dũng và chỉ đạo nghệ thuật NSND Tấn Minh vừa trình làng vở nhạc kịch made in Việt Nam “Giấc mơ Chí Phèo”. Ngay lần công diễn đầu tiên tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc đợt 1, vở diễn đã dành cơn mưa giải thưởng và hứa hẹn sẽ gây sốt tại Hà Nội trong thời gian tới.

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hơn 800 tác phẩm dự thi cuộc thi mỹ thuật “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” lần thứ 2

Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Lào Cai tổ chức cuộc thi chuyên đề mỹ thuật có chủ đề “Chúng em vẽ bức tranh quê hương” năm 2024 với 3 bộ giải dành cho 3 lứa tuổi: mẫu giáo, tiểu học và trung học. Đây là cuộc thi mỹ thuật dành cho học sinh lần thứ hai được Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh tổ chức.

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật "Nét đẹp người chiến sĩ QĐND Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt"

Hội Văn học - Nghệ thuật vừa có thông báo lùi thời gian nhận tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Nét đẹp người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam - Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt”. Theo đó, thời gian nhận tác phẩm sẽ kết thúc vào ngày 25/11/2024.

Sáng trong một người thầy

Sáng trong một người thầy

Tôi biết ơn thầy nhiều lắm, sau cha tôi là thầy, cha sinh ra tôi nhưng thầy là người dưỡng dục. Nếu không có thầy làm sao tôi có được như ngày hôm nay, từ đứa bé nhà quê chân lấm tay bùn, “đầu tắt mặt tối” quanh năm... được học đại học rồi trở về cống hiến cho quê hương!

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Lịch sử dân tộc Việt Nam hào hùng trong chương trình “Cùng nhau giữ nước”

Tối 18/11, tại Khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, UBND TP Hà Nội, giao Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội và các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fb yt zl tw