Hướng tới phát triển hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững

Thực thi Công ước UNESCO 2005 về Bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa giai đoạn 2020-2023, Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể trong tư duy, chính sách và thực tiễn làm văn hóa, sáng tạo.

Tuy nhiên, để có một hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thay đổi và hoàn thiện.

Đó là những nội dung được đưa ra bàn luận trong Hội thảo tham vấn các bên liên quan về Báo cáo quốc gia Việt Nam thực hiện công ước này. Hội thảo vừa được Cục Hợp tác quốc tế, Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng Văn phòng UNESCO tại Hà Nội tổ chức.

Phong phú các hoạt động văn hóa, sáng tạo

“Phải lập nhóm để đến Nhà máy Xe lửa Gia Lâm nhé”, “Bạn đã vào xem tháp nước Hàng Đậu chưa”... là những lời nhắn nhủ trong nhóm bạn của anh Lê Đức Minh (số 4 Lý Nam Đế, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) nhân dịp Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội diễn ra cuối năm 2023. Sinh sống từ bé trên con phố cách bốt nước Hàng Đậu vài trăm mét nhưng kiến trúc nhà tròn cổ kính vẫn luôn khơi gợi sự tò mò với anh Minh và bạn bè. Dịp lễ hội, họ đã không bỏ lỡ cơ hội được khám phá, tìm hiểu địa điểm quen thuộc này.

Phải nói rằng, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã thành công ngoài mong đợi. Nhiều sự kiện của lễ hội diễn ra ở xa trung tâm nội đô nhưng vẫn thu hút đông đảo người dân và du khách nhờ tính độc đáo, mới lạ. Hơn 230.000 lượt khách tham quan, trải nghiệm; hơn 4 triệu thảo luận trên mạng xã hội; 26.000 vé tàu bán ra cho khách trải nghiệm tuyến tàu di sản nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng... là minh chứng cho tính lan tỏa của những sáng tạo văn hóa.

Hình tượng về âm nhạc được trang trí hưởng ứng sự kiện Đà Lạt trở thành thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc”. Ảnh: ĐÌNH ĐÔNG

Hình tượng về âm nhạc được trang trí hưởng ứng sự kiện Đà Lạt trở thành thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực âm nhạc”. Ảnh: ĐÌNH ĐÔNG

Thực tế hàng loạt sự kiện văn hóa, sáng tạo ở tất cả lĩnh vực, các cấp cho thấy một đời sống văn hóa, nghệ thuật sôi động đang hiện hữu tại Việt Nam. Có thể kể đến như Liên hoan phim châu Á Đà Nẵng, Ngày hội Game Việt Nam, Tuần lễ Thiết kế Việt Nam, Tuần lễ Âm nhạc Việt Nam...

Cùng với đó là các hoạt động hợp tác quốc tế với Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, Pháp, Hoa Kỳ, Hàn Quốc... và nhiều diễn đàn mở nhằm đối thoại, tăng cường hiểu biết, gỡ rối trong quá trình triển khai thực tế giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cá nhân, đơn vị ngoài công lập. Việt Nam cũng đã có thêm hai thành phố sáng tạo là Đà Lạt (Lâm Đồng) và Hội An (Quảng Nam).

Đây là những minh chứng cho thấy, giai đoạn 2020-2023, Việt Nam có những thay đổi đáng kể trong tư duy, chính sách và thực tiễn làm văn hóa sáng tạo so với trước, khẳng định vị thế quan trọng của văn hóa góp phần phát triển kinh tế-xã hội đất nước theo hướng bền vững.

Theo bà Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế: “Đại dịch Covid-19 khiến lĩnh vực văn hóa bị ảnh hưởng nặng nề do các hoạt động đòi hỏi tập trung đông người bị hạn chế. Nhưng chính trong bối cảnh ấy, lĩnh vực văn hóa được Đảng, Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt. Đáng chú ý nhất phải kể đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11-2021 do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì. Tiếp theo là các hội thảo, hội nghị do Quốc hội, Chính phủ thực hiện; hàng loạt văn bản, nghị quyết từ Trung ương tới địa phương được ban hành. Việt Nam đã có nhận thức về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khá toàn diện và cập nhật, được định vị gắn với phát triển bền vững, bao trùm, hướng đến lấy con người là trung tâm của sự phát triển".

Giải quyết vướng mắc thúc đẩy sáng tạo

Dù vậy, văn hóa và công nghiệp văn hóa Việt Nam vẫn chưa được như kỳ vọng, còn những vướng mắc phải giải quyết để cả bộ máy hoạt động trơn tru, tạo xung lực cho các ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo Việt Nam phát triển với các thương hiệu quốc gia, tiếp cận được thị trường quốc tế.

Dưới góc nhìn cụ thể, bà Trương Uyên Ly, Giám đốc Hanoi Grapevine nêu thực tiễn: “Khi làm việc với các nghệ sĩ, chúng tôi nhận ra họ gặp nhiều khó khăn về di chuyển khi tham dự các sự kiện, chương trình giới thiệu, quảng bá, xúc tiến văn hóa ở nước ngoài. Lý do vì nghệ sĩ thường là những lao động tự do nên rất khó để chứng minh thư mời, thu nhập... Nghệ sĩ nước ngoài muốn vào Việt Nam biểu diễn cũng rất hoang mang bởi nhiều thủ tục phải thực hiện”. Lực lượng nghệ sĩ rất đông, vì vậy, bà Trương Uyên Ly kỳ vọng có những hỗ trợ cụ thể để việc thực thi Công ước UNESCO 2005 hiệu quả hơn.

Về mặt tổng thể, PGS, TS Đỗ Thị Thanh Thủy, Trưởng ban Nghiên cứu văn hóa (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam), nhận định: “Việt Nam còn thiếu cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa phát triển toàn diện trên cả nước nói chung và ở từng địa phương nói riêng. Ngoài ra, nguồn nhân lực trong các ngành công nghiệp văn hóa còn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, trong khi chính sách đãi ngộ chưa thực sự khuyến khích và thu hút”.

Cho rằng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa cũng là sản phẩm đầu ra của các ngành công nghiệp văn hóa, vì thế, để tạo cơ hội kết nối, cơ hội biểu đạt và thể hiện cho các cá nhân, các tài năng sáng tạo, PGS, TS Đỗ Thị Thanh Thủy đề xuất: “Việt Nam cần nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm khơi thông nguồn lực thúc đẩy công nghiệp văn hóa phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế như: Chính sách ưu đãi về vốn, khuyến khích sáng tạo; cải thiện các đòn bẩy về thuế, các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nội địa và thúc đẩy xuất khẩu; đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho phát triển công nghiệp văn hóa theo hướng phù hợp, chuyên nghiệp, bài bản...”.

Ông Bùi Nguyên Hùng, Chủ tịch Hiệp hội Sáng tạo và bản quyền tác giả Việt Nam bày tỏ mong muốn, các cơ quan liên quan tới công nghiệp sáng tạo, các cá nhân cùng phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ nhau phát triển, kết nối tạo thành một môi trường thuận lợi, một hệ sinh thái văn hóa bao trùm và bền vững để các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Trong tháng 6-2024, thực hiện vai trò của một thành viên tích cực, Việt Nam phải gửi Báo cáo quốc gia định kỳ giai đoạn 2020-2023 cho UNESCO để chia sẻ thông tin nhằm bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trong lãnh thổ của mình và ở cấp quốc tế.
Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw