Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5-10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được trưng bày và trao giải thưởng được tuyển chọn từ hơn 38 nghìn tác phẩm dự thi của các em thiếu niên, nhi đồng trên toàn quốc.

Một tác phẩm tham dự Cuộc thi.

Cuộc thi và Triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan trong cả nước tổ chức với mục đích khuyến khích, tạo điều kiện phát triển hoạt động mỹ thuật trong và ngoài nhà trường, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em học sinh có cơ hội giao lưu học hỏi kinh nghiệm và phát triển khả năng hội họa.

Qua đó, góp phần vào việc giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ, phát hiện những năng khiếu để đào tạo, bồi dưỡng phát triển hướng các em đến giá trị chân - thiện - mỹ, hình thành nhân cách, biết trân trọng yêu thương, sẻ chia tình cảm với gia đình và xã hội. Triển lãm được tổ chức định kì hai năm một lần, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo các em học sinh trên toàn quốc tham gia.

Ở triển lãm lần này, Ban Tổ chức không giới hạn chủ đề để các em được thỏa sức bày tỏ tình cảm, cách nhìn, cảm nhận về cuộc sống xung quanh bằng những mảng hình, nét vẽ ngây thơ, hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thông điệp ý nghĩa.

Có thể nói, mỗi bức tranh là một câu chuyện được các em kể bằng cảm xúc thật trong trẻo, mà khi ngắm nhìn chúng ta sẽ cảm nhận được sự ấm áp, tính nhân văn và những tình cảm của các con đối với gia đình, thầy cô, bạn bè, trường lớp, với quê hương, đất nước… hay đó là những ước mơ, hy vọng của các con về một thế giới hòa bình, một môi trường sống xanh, sạch, đẹp và tràn đầy yêu thương.

Theo Ban tổ chức, sau hơn hai tháng phát động, Cuộc thi nhận được 38.125 bức tranh của 515 đơn vị trường học, nhà văn hóa thiếu nhi, các trung tâm mỹ thuật thuộc 44 tỉnh, thành phố trên toàn quốc gửi về tham dự cuộc thi.

Hội đồng nghệ thuật sơ chọn đã chọn được 1458 bức tranh vào vòng chung khảo. Hội đồng nghệ thuật chung khảo đã tuyển chọn 401/1458 bức tranh để trưng bày triển lãm và trao giải thưởng cho 39 cá nhân, 10 tập thể có thành tích xuất sắc.

Lễ Khai mạc và trao giải thưởng triển lãm được phối hợp tổ chức cùng với sự kiện Ngày hội Thế giới tuổi thơ lần thứ XXIV như là món quà ý nghĩa dành tặng cho các em nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6. Triển lãm mở cửa đón khách tham quan thưởng lãm từ ngày 01/6 đến ngày 10/6/2023 tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 02 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Theo Báo điện tử Chính phủ null

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà: Tạo ra bộ máy tinh - gọn - mạnh

Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam và Nhà hát Tuồng Việt Nam hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu truyền thống quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8. Lãnh đạo các nhà hát khẳng định điều này giúp bộ máy quản lý trở nên tinh, gọn, mạnh, mở ra cơ hội mới cho sân khấu truyền thống. 

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hàn Quốc, Việt Nam bắt tay làm nhạc kịch về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà hát Kịch Việt Nam đồng thời khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Cafe bánh mì”, hướng tới kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9. Đặc biệt vở nhạc kịch "Cafe bánh mì" đánh dấu sự hợp tác của Nhà hát Kịch Việt Nam và ê-kíp sáng tạo đến từ Hàn Quốc. 

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Khởi công hai tác phẩm sân khấu kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9

Ngày 9/7, tại Hà Nội, Nhà hát Kịch Việt Nam khởi công chương trình nghệ thuật “Bác Hồ một tình yêu bao la” và vở nhạc kịch “Café bánh mì” có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ Hàn Quốc. Đây là hai tác phẩm đặc biệt được dàn dựng và công diễn nhân kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công (19/8/1945 – 19/8/2025) và Quốc khánh 2/9.

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Gìn giữ nét đẹp văn hóa Then Giáy

Trong đời sống văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Giáy ở Bát Xát, cúng Then, làm Then là một nghi thức quan trọng nhằm hóa giải những điều không may mắn, cầu mong thần linh phù hộ cho con người luôn khỏe mạnh, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ những người có duyên, am hiểu sâu sắc về văn hóa, thuộc nhiều bài cúng mới có thể làm Thầy Then và đi hành lễ.

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Để di sản tỏa sáng trong đời sống đương đại

Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) năm 2024 đã chính thức đi vào đời sống với nhiều điểm mới, thể hiện rõ tính ưu việt, mở ra những kỳ vọng đối với công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa một cách hiệu quả trong kỷ nguyên mới.

Bản sắc và hội nhập

Bản sắc và hội nhập

Lào Cai và Yên Bái - hai vùng đất ở thượng nguồn sông Hồng, chung một mái nhà dưới dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, đã chính thức hợp nhất thành tỉnh Lào Cai mới theo Nghị quyết 202/2025/QH15 ngày 12/6/2025 của Quốc hội khóa XV. Tỉnh Lào Cai mới không chỉ mở rộng về không gian địa lý, tăng quy mô dân số mà còn là điểm hội tụ tinh hoa văn hóa của vùng Tây Bắc, mở ra nhiều cơ hội hội nhập và phát triển từ việc phát huy giá trị các di sản văn hóa, vững bước vào kỷ nguyên mới.

fb yt zl tw