Hơn 30 năm kiên trì “gieo chữ” trên vùng đất khó

LCĐT - Năm 1990, sau khi tốt nghiệp Trung cấp Sư phạm Nghĩa Lộ (Yên Bái), thầy giáo trẻ Vũ Văn Duân tình nguyện lên Mường Khương công tác và gắn bó với sự nghiệp “trồng người” cho đến nay.

Trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu công tác, không có điện, giao thông không thuận lợi, cơ sở vật chất dạy và học rất thiếu thốn, nhưng thầy giáo trẻ Vũ Văn Duân và đồng nghiệp chẳng hề nao núng. Ban ngày dạy học, tối đến, thầy Duân cùng đồng nghiệp đến từng nhà dân vận động học sinh tới lớp. Có những hôm, chuyến đi vận động bắt đầu từ buổi chiều và kết thúc vào lúc đồng hồ điểm sang ngày mới.

Suốt hơn 30 năm công tác, thầy giáo Vũ Văn Duân trải qua nhiều cương vị công tác khác nhau, nhưng có một điểm chung là đều ở những vùng khó khăn, như Trường Tiểu học xã Dìn Chin, PTCS Chợ Chậu (xã Lùng Vai), Tiểu học xã Lùng Khấu Nhin và Tiểu học Thanh Bình (từ tháng 9/2016 đến nay).

Thầy giáo Vũ Văn Duân dự một tiết học của học sinh.
Thầy giáo Vũ Văn Duân dự một tiết học của học sinh.

Dù là giáo viên trực tiếp đứng lớp hay ở vai trò người quản lý, thầy Duân luôn học tập, trau dồi kiến thức chuyên môn và quản lý. Ở cương vị Phó Hiệu trưởng (phụ trách), thầy giáo Vũ Văn Duân luôn gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, phát huy mối đoàn kết, nhất trí của tập thể chi bộ, ban giám hiệu và cán bộ, giáo viên, tạo điều kiện để mỗi cán bộ, giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.

Trường Tiểu học Thanh Bình có 6 điểm trường lẻ ở các thôn, bản, với 410 học sinh, trong đó có 198 em ở bán trú tại trường chính, nhiều em nhà ở những thôn cách trường hơn 10 km như Thính Chéng, Nậm Rúp. “Với tôi, trường là gia đình thứ hai và học trò là những đứa con thân yêu của mình. Đa số học sinh của trường là con em dân tộc thiểu số, kinh tế gia đình khó khăn, một số em có phụ huynh đi làm xa nên không thể quan tâm, chăm sóc. Để duy trì sĩ số và để các em yên tâm học tập, tôi luôn cố gắng quan tâm, chăm lo cho các em. Trong môi trường học tập nội trú, người thầy không chỉ giữ vai trò truyền đạt tri thức, mà còn phải trực tiếp quan tâm đến học trò, chăm lo đời sống của học sinh kể cả vật chất lẫn tinh thần và còn là “người mẹ thứ hai” giáo dục kỹ năng sống cho các em” - thầy Duân tâm sự.

Thầy giáo Vũ Văn Duân trò chuyện với học sinh trong giờ giải lao.
Thầy giáo Vũ Văn Duân trò chuyện với học sinh trong giờ giải lao.

Trong thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, thầy Duân khuyến khích giáo viên nhà trường tích cực học hỏi nâng cao chất lượng dạy và học. Thầy còn tự nghiên cứu để chọn phương pháp tối ưu, phù hợp với trình độ, đặc điểm chung của học sinh để chỉ đạo các tổ chuyên môn soạn giáo án, sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp giúp học sinh dễ thuộc, dễ nhớ, dễ hiểu bài.

Từ những đóng góp của thầy Duân, năm 2018, Trường Tiểu học Thanh Bình được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Qua các năm học, nhà trường luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ và được các cấp ghi nhận, khen thưởng.

Điều khiến thầy Duân hạnh phúc nhất đó là nhiều thế hệ học sinh do thầy dìu dắt đã trưởng thành, có người trở thành sĩ quan quân đội, công an, bác sỹ, giáo viên, cán bộ các xã. Với những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của huyện Mường Khương, thầy giáo Vũ Văn Duân 2 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng Khen; năm 2010 được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục”; năm 2020 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh Lào Cai”; nhiều năm được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen, lao động tiên tiến…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị định 28

Ngày 26/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 28 về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025.

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội về việc thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Trong thời gian chưa ban hành chính sách, Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam. 

Những tiết học “không biên giới”

Những tiết học “không biên giới”

Với chiếc laptop có kết nối internet, giáo viên tiếng Anh - Trần Thị Thu Nga đã đưa học sinh Trường THCS Lê Quý Đôn (thành phố Lào Cai) “phá vỡ 4 bức tường” của lớp học truyền thống, vượt qua rào cản về khoảng cách địa lý để kết nối, giao lưu học hỏi và trao đổi văn hóa với bạn bè quốc tế.

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Phụ nữ Lào Cai hướng về Điện Biên

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh đã tổ chức, triển khai nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hướng về Điện Biên.

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”

Thực hiện phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai kế hoạch tổ chức tháng cao điểm “Gửi tiền tiết kiệm chung tay vì người nghèo”.

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai trở thành thí sinh đầu tiên giành vé vào quý III Đường lên đỉnh Olympia 24

Trong trận đấu tháng đầy kịch tính, với sự thông minh và tự tin trong từng câu trả lời, nam sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai - Đặng Duy Khánh liên tục dẫn đầu trong các phần thi và giành chiến thắng trong cuộc thi tháng đầu tiên quý III Đường lên đỉnh Olympia 24. Cùng với vòng nguyệt quế tháng, Khánh đã ghi tên vào trận thi quý III.

fb yt zl tw