Hôm nay (10/11), Quốc hội biểu quyết thông qua 2 nghị quyết về ngân sách năm 2024

Theo chương trình làm việc Kỳ họp thứ sáu, hôm nay (10/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024, Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024...

Chương trình làm việc cụ thể hôm nay, thứ sáu, ngày 10/11/2023:

Buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2024; nghe: Tờ trình và báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu; tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Đường bộ; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các nội dung trên.

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024; nghe: Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về: Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi); dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh.

Hôm qua, thứ năm, ngày 9/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 14 của Kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Quang cảnh phiên họp ngày 9/11 của Quốc hội.

Quang cảnh phiên họp ngày 9/11 của Quốc hội.

Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội thảo luận ở hội trường về các nội dung sau:

1. Về việc điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội về Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại phiên thảo luận đã có 7 đại biểu phát biểu, 3 đại biểu tranh luận, tập trung vào các nội dung: Sự cần thiết phải điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 53/2017/QH14; thống nhất điều chỉnh thời gian thực hiện dự án và đề nghị đánh giá kỹ tính khả thi khi chỉ cho phép kéo dài việc thực hiện đến hết năm 2024; nguyên nhân của việc chậm tiến độ và yêu cầu có giải pháp quyết liệt, không để xảy ra tình trạng tiếp tục trình Quốc hội điều chỉnh thời gian thực hiện giai đoạn tiếp theo;

Ảnh hưởng của việc điều chỉnh đến mục tiêu giai đoạn 1 đưa Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khai thác năm 2025; nguyên nhân chủ quan và trách nhiệm trong việc kéo dài thời gian thực hiện dự án; việc Quốc hội ban hành nghị quyết chung hay cần có nghị quyết riêng về vấn đề này; việc bố trí vốn cho dự án và triển khai hiệu quả đề án giải quyết việc làm, tổ chức lại đời sống cho người dân vùng ảnh hưởng của dự án;

Việc thực hiện đền bù, hỗ trợ tái định cư phải công khai, minh bạch, đúng quy định, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các vướng mắc đối với dự án trọng điểm.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

2. Về dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Tại phiên thảo luận đã có 14 đại biểu phát biểu, 9 đại biểu tranh luận, trong đó, các ý kiến đại biểu thống nhất với thẩm quyền và sự cần thiết ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ.

Nhiều đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung, hoàn thiện các nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn, thí điểm để thực sự lựa chọn được các dự án cấp bách, cần thiết, tránh thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả; hoàn thiện bổ sung nguyên tắc tiêu chí liên quan đến năng lực quản lý của địa phương để lựa chọn thí điểm, nguồn vốn thực hiện dự án, cơ quan đề xuất dự án thí điểm, trách nhiệm triển khai chính sách thí điểm; rà soát, đánh giá danh mục các dự án cần thực hiện cơ chế thí điểm; về tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia dự án PPP; đánh giá tình hình thực hiện các dự án PPP thời gian qua; việc bảo đảm nguồn vốn, cơ chế phân cấp ủy quyền để thực hiện các dự án thí điểm; chế tài đảm bảo trách nhiệm thực hiện dự án, thực hiện các cam kết bố trí vốn, việc quản lý khai thác, vận hành các dự án thí điểm.

Các đại biểu cũng tham gia nhiều ý kiến để hoàn thiện cơ chế đặc thù thí điểm cho các dự án; đề nghị Chính phủ đánh giá việc thực hiện thí điểm các chính sách này ở một số dự án thời gian vừa qua để có thêm giải pháp đồng bộ, phát huy tác dụng của các chính sách thí điểm.

Kết thúc phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Buổi chiều, dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 bằng hình thức biểu quyết điện tử.

Kết quả như sau: Có 450 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 91,09% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 447 đại biểu tán thành (bằng 90,49% tổng số đại biểu Quốc hội); có 1 đại biểu không tán thành (bằng 0,2% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,4% tổng số đại biểu Quốc hội).

Dưới sự điều hành của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội nghe: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Tờ trình về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Sau đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi).

Theo Báo Quân đội nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw