Hội thảo đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Chiều 24/6, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức hội thảo khoa học cấp tỉnh với chủ đề “Giải pháp đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh Lào Cai”. Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo hội thảo.

ht1.jpg
Các đồng chí chủ trì hội thảo.

Các đồng chí: Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Hứa Tân Hưng, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh chủ trì hội thảo.

Dự hội thảo có lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh; Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND, Ban Tuyên giáo, Trung tâm Chính trị các huyện, thị xã, thành phố; đại diện Ban Tuyên giáo các đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; đại diện một số trường THPT và chuyên nghiệp trên địa bàn…

ht2.jpg
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo hội thảo, đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Hội thảo là dịp để Trường Chính trị tỉnh và các đơn vị đánh giá lại những kết quả đạt được trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận trên địa bàn tỉnh; những hạn chế và nguyên nhân hạn chế. Đồng thời, đề xuất phương hướng, kiến nghị giải pháp để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập lý luận chính trị trong tình hình mới.

IMG_3299.JPG
Quang cảnh hội thảo

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị các đại biểu tham gia hội thảo thảo luận với tinh thần sôi nổi, cởi mở, thẳng thắn dựa trên tinh thần khoa học, nhất là các ý kiến phản biện khoa học đảm bảo tính khách quan, toàn diện, có những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn, góp phần để hội thảo thành công tốt đẹp.

ht3.jpg
Lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh tham luận tại hội thảo.

Theo báo cáo đề dẫn tại hội thảo, những năm qua, Tỉnh ủy Lào Cai luôn chú trọng quán triệt, chỉ đạo cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, sở, ngành liên quan triển khai nghiên cứu, học tập và tổ chức thực hiện các nội dung Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, giảng viên, giáo viên; thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm bắt tình hình công tác giáo dục lý luận chính trị và định kỳ tổ chức các hội nghị báo cáo viên, giao ban báo chí tuyên truyền, hướng dẫn công tác giáo dục lý luận chính trị, đưa các nội dung chương trình giảng dạy học tập lý luận chính trị, đạo đức và giáo dục công dân trong hệ thống giáo dục quốc dân phù hợp với các đối tượng học sinh, sinh viên trong từng chương trình, cấp học, bậc học tại các cơ sở giáo dục… Qua đó góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, viên chức giáo dục về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân; từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị.

IMG_0235.JPG
Đại diện Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai phát biểu tham luận tại hội thảo.
IMG_0261.JPG
Thường trực Thành ủy Lào Cai phát biểu tại hội thảo.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận nhằm làm rõ thêm tình hình công tác giáo dục lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh như: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh; thực trạng và giải pháp đẩy mạnh giáo dục công dân, giáo dục đạo đức, lối sống trong các nhà trường trên địa bàn huyện Bát Xát; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, đánh giá môn học giáo dục chính trị đối với học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Lào Cai; đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh; thuận lợi và khó khăn trong thực hiện nội dung học tập các môn giáo dục công dân, giáo dục đạo đức ở trường THPT…

ht4.jpg
Đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu bế mạc hội thảo.

Phát biểu bế mạc hội thảo, đồng chí Dương Đức Huy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đánh giá cao sự có mặt đông đủ của các độc giả, đội ngũ chuyên gia, các nhà khoa học, nhất là các ý kiến đại biểu đã tham luận tại hội thảo được chuẩn bị chu đáo, đa dạng, đầy đủ nội dung đã làm rõ, phân tích tất cả các khía cạnh của Kết luận 94-KL/TW của Ban Bí thư và Nghị quyết số 32 của Bộ Chính trị về các giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập lý luận chính trị trên địa bàn tỉnh, từ trường THPT đến các Trung tâm Chính trị trên địa bàn và các giải pháp, kiến nghị.

Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đề nghị sau hội thảo các đại biểu tiếp tục quan tâm đổi mới, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, giảng viên và người học về vị trí quan trọng của môn học lý luận chính trị nói chung; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị trên địa bàn tỉnh theo quy định của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 137 của Ban Tuyên giáo Trung ương đảm bảo thực chất, sâu rộng, hiệu quả, khắc phục tình trạng ngại học lý luận chính trị trong một số bộ phận cán bộ, đảng viên, học sinh, sinh viên. Trường Chính trị tỉnh cần tiếp tục nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên, đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị và tham mưu cho Tỉnh ủy các nội dung phương pháp để thực hiện giáo dục chính trị với mục tiêu là lấy người học làm trung tâm. Ngành giáo dục tiếp tục chỉ đạo việc giảng dạy bộ môn đạo đức, giáo dục công dân, kinh tế - kỹ thuật trong các nhà trường, đảm bảo sát đối tượng, cập nhật kiến thức phù hợp với điều kiện thực tiễn của mỗi địa bàn. Các cơ quan thông tin, truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền kết quả thực hiện Kết luận 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư và Quy định số 32 của Bộ Chính trị trên địa bàn tỉnh trong 10 năm qua…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Cả hệ thống chính trị phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành sát sao từng giờ, từng ngày, từng tuần

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ trong quý II và những tháng còn lại của năm 2025 tại Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

ĐẠI THẮNG MÙA XUÂN NĂM 1975: Ngày 1/4/1975: Giải phóng Phú Yên, Bộ Chính trị chỉ thị "trận quyết chiến chiến lược cuối cùng đã bắt đầu"

Trưa ngày 1/4/1975, thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên đã được giải phóng. Bộ Chính trị chỉ thị: “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu”. Quân đoàn 1 xuất phát hành quân thần tốc vào nam.

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Sáp nhập xã, phường: Sự chủ động đi cùng nỗi niềm trăn trở

Thực hiện chủ trương sáp nhập, giảm số lượng xã, phường của Trung ương và sự chỉ đạo của tỉnh, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động rà soát, xây dựng các phương án sáp nhập phù hợp. Các phương án đều có sự tính toán về vị trí địa lý, phong tục văn hóa, điều kiện kinh tế - xã hội và những yếu tố đặc thù nhằm đảm bảo các xã, phường mới sau sáp nhập tiếp tục phát triển đồng đều và hài hòa với những định hướng, quy hoạch lớn của những năm trước.

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định

Tối 30/3, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (thành phố Quy Nhơn), Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975-31/3/2025). Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bình Định.

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Từ "con đường tơ lụa" trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế "chung một dòng sông"

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw