Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15: Sôi nổi các ý kiến thảo luận ở tổ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15, sáng 30/11, Hội nghị đã tiến hành phiên thảo luận tại 4 tổ. Có 29 ý kiến thảo luận trực tiếp tại các tổ thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2023, phương hướng thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024 của Đảng bộ tỉnh.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Tại tổ thảo luận số I

Đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, chủ trì và gợi ý nội dung Tổ thảo luận tại tổ số I.

IMG_9706.JPG
Đồng chí Đặng Xuân Phong chủ trì và gợi ý nội dung Tổ thảo luận tại tổ số I.

Theo đại biểu Dương Hùng Yên, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh, nổi lên trong năm 2023 là sự gia tăng các vụ án hình sự; nổi bật là án trật tự xã hội, án liên quan đến công nghệ cao, tội phạm xâm hại trẻ em các vụ trọng án.

IMG_9717.JPG
Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh tham gia ý kiến.

Riêng vụ việc, án dân sự hành chính đã xảy ra gần 3 nghìn vụ việc, chủ yếu liên quan đến hôn nhân gia đình, tranh chấp tài sản; với án hành chính có 103 vụ, cao thứ hai trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc (sau tỉnh Quảng Ninh). Theo đại biểu Dương Hùng Yên, đây là dấu hiệu phản ánh đời sống kinh tế - xã hội có nhiều hoạt động sôi nổi, các cơ quan nhà nước siết chặt các biện pháp quản lý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến án hành chính gia tăng.

IMG_9721.JPG
Bí thư Huyện ủy Bát Xát tham gia ý kiến.

Đề xuất các giải pháp, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh cho rằng cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng về giáo dục pháp luật; hoàn thiện các cơ chế, chính sách; coi trọng công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhất là trong lĩnh vực dễ xảy ra sai phạm như quản lý đất đai, tài sản công, tài nguyên khoáng sản.

Đại biểu Dương Hùng Yên cũng cho rằng, cần có biện pháp giải quyết dứt điểm các vụ việc phát sinh từ cơ sở, đảm bảo đúng quy định pháp luật, gắn với tăng cường kiểm tra, kiểm soát quyền lực tại cơ sở. Tăng cường sự phối hợp giải quyết giữa chính quyền với các cơ quan tư pháp.

Đồng chí Nguyễn Trung Triều, Bí thư Huyện ủy Bát Xát nêu vấn đề hiện một số khu kinh tế, khu công nghiệp có những khoảng trống không gian “ngủ quá lâu” gây lãng phí nguồn lực. Trong khi đó, rất nhiều nhà đầu tư đang hướng đến Lào Cai nhưng vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, tìm mặt bằng, vậy cần xác định rõ nguyên nhân do đâu để có cách tháo gỡ dứt điểm.

Lãnh đạo huyện Bát Xát cũng cho rằng, hiện ngoài Khu công nghiệp Tằng Loỏng thì các khu công nghiệp Bắc Duyên Hải, Đông Phố Mới chủ yếu làm kho chứa hàng, dường như không mang lại giá trị gia tăng sản phẩm xã hội. Do vậy, cần có giải pháp để thu hút nhà đầu tư sản xuất nhằm tạo việc làm, khai thác thế mạnh Lào Cai, tăng nguồn thu và nguồn lực cho tỉnh.

IMG_9733.JPG
Đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu.

Làm rõ thêm ý kiến của một số đại biểu, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, muốn thu hút nguồn lực đầu tư dứt khoát phải gỡ được các điểm nghẽn, trong đó có quy trình thủ tục hành chính, vấn đề giải pháp mặt bằng, giải ngân vốn đầu tư công.

Về giao thông, huyết mạch của nền kinh tế, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng có ý kiến, kiến nghị tích cực hơn để sớm triển khai mở rộng đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn từ tỉnh Yên Bái tới thành phố Lào Cai; khởi công xây dựng Cảng hàng không Sa Pa vào năm 2024.

Về nguồn thu ngân sách, đồng chí Ngô Đức Ảnh, Giám đốc Sở Tài chính cho rằng, nguồn thu năm 2023 là khó khăn nhất trong hơn 30 năm qua, số thu tính đến ngày 30/11 mới đạt 6.558 tỷ đồng, chỉ bằng 57% dự toán ngân sách của HĐND tỉnh giao.

IMG_9751.JPG
Giám đốc Sở Tài chính tham gia ý kiến.

Đại biểu cho rằng giải pháp thực hiện cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, như Công ty Cổ phần đồng Tả Phời trung bình mỗi tháng nộp ngân sách Nhà nước 40 tỷ đồng, nếu đóng cửa 5 tháng có nghĩa là ngân sách địa phương thâm hụt tới 200 tỷ đồng. Ngoài ra, cửa khẩu cũng cần có những giải pháp để thông thoáng hơn vì hiện tại, dấu hiệu quá tải đã rất rõ ràng, “nếu doanh nghiệp phải để hàng chờ 2 ngày, 3 ngày thì chắc chắn họ sẽ tìm các cửa khẩu khác để xuất, nhập khẩu”, đồng chí Ngô Đức Ảnh nhấn mạnh.

Tại tổ thảo luận số II

Tổ thảo luận số II được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

z4929103797571_c098c17a5fa4bd3539714bc726e8003d.jpg
Đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì thảo luận tại Tổ số II.

Tham gia ý kiến về liên quan chấp hành chính sách pháp luật về tài nguyên nước, có đại biểu cho rằng vẫn còn nhiều hạn chế trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các công trình thủy lợi, cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

z4929103817411_bb92cbb2925665dc1fb2e2a910b3e1cb.jpg
Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến.

Qua giám sát của ngành chức năng, tỉ lệ thất thoát nước chiếm 25%, tỉ lệ công trình thủy lợi, cấp nước sử dụng kém hiệu quả. Đề nghị tỉnh chỉ đạo, nghiên cứu theo hướng tập trung rà soát vị trí, địa điểm công trình phục vụ tưới tiêu, sinh hoạt, đầu tư các công trình lớn, đảm bảo tính bền vững lâu dài, tránh lãng phí nguồn lực của Nhà nước.

Liên quan đến thực hiện Đề án 09 về quản lý tài nguyên, khoáng sản, mặc dù đã được phê duyệt kinh phí thực hiện 103 tỷ đồng, nhưng đến nay chưa xác định được chủ đầu tư, vì vậy chưa thể triển khai đề án. Đề nghị tỉnh có chỉ đạo cụ thể để triển khai đề án đạt hiệu quả.

z4929103839941_c7ffffeb09fe0db9958a4ad719edcc93.jpg
Giám đốc Sở Công Thương phát biểu.

Về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, có đại biểu cho rằng cần đánh giá đầy đủ, khách quan, nhiều chiều nguyên nhân một số chỉ tiêu đạt thấp so với kế hoạch đề ra, theo đó có giải pháp căn cơ, hợp lý.

Bên cạnh đó, các đại biểu trăn trở với vấn đề mai một văn hóa truyền thống, nhất là đối với một số cộng đồng dân tộc thiểu số của Lào Cai. Đại biểu đưa ra ý kiến cần quy hoạch, xây dựng môi trường văn hóa cho các điểm du lịch, đề xuất chính sách tiếp tục hỗ trợ, khích lệ các nghệ nhân để bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trong từng cộng đồng dân tộc thiểu số.

Tại Tổ thảo luận số III

Tổ thảo luận số III được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh.

z4929344222946_02096dced33798a834ff46629379eef7.jpg
Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì phiên thảo luận tại tổ 3.

Tham gia ý kiến, đồng chí Phạm Toàn Thắng, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho rằng, công tác cán bộ đang được tỉnh triển khai khoa học, đồng bộ ở tất cả các khâu.

z4929344218897_4954b05e0dd4771791e0ffc118ecbc17.jpg
Đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy phát biểu.

Đồng chí Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng nhấn mạnh những nội dung về phân cấp cho cơ sở, cần quan tâm hỗ trợ địa phương sau phân cấp; trong đó tăng cường cán bộ có chất lượng cho cơ sở, như biệt phái cán bộ tỉnh về địa phương để giúp giải quyết những vấn đề lớn hoặc ngược lại đưa cán bộ ở địa phương lên tỉnh (có thời hạn) làm việc để đào tạo cán bộ.

z4929344232985_ff3d052f81a4863075649e46c09988e3.jpg
Giám đốc Sở Y tế tham gia thảo luận.

Về lĩnh vực y tế, đồng chí Hoàng Quốc Hương, Giám đốc Sở Y tế thông tin, hiện mạng lưới y tế cơ sở của Lào Cai ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe ban đầu cho nhân dân, thực hiện các nội dung của chăm sóc sức khỏe, các chương trình mục tiêu về y tế, nhất là việc khám, chữa bệnh cho người dân khu vực nông thôn, miền núi - là những khu vực điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Hạn chế là, hệ thống y tế cơ sở hiện đang lộ rõ những điểm lạc hậu về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, cơ chế chính sách và phát triển nguồn nhân lực… Đề nghị tỉnh có sự quan tâm để phát triển hệ thống y tế cơ sở, thu hút cán bộ bằng chính sách đãi ngộ.

z4929344233562_6dcb684cce37c25fc114af79f3a8a559.jpg
Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông phát biểu.

Về nội dung chuyển đổi số, đồng chí Vũ Hùng Dũng, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông khẳng định về phát triển chính quyền số, Lào Cai đã hoàn thiện cổng Dịch vụ công của tỉnh và thực hiện đảm bảo 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Hạn chế là công tác chuyển đổi số mang tính nền tảng chưa có kết quả cao; cải cách thủ tục hành chính chưa có kết quả như kỳ vọng của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Giải pháp của ngành là tham mưu sớm hoàn thành kho dữ liệu chung của tỉnh, Sở cũng đề nghị các cấp, ngành chú trọng cải cách hành chính nội bộ; tăng cường phối hợp giữa các ngành, địa phương và sớm hoàn thành chuyển đổi số các chuyên ngành.

Tại Tổ thảo luận số IV

Tổ thảo luận số IV được tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Quang cảnh tại Tổ thảo luận số 4.jpg
Đồng chí Hoàng Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì Tổ thảo luận số IV.

Trong buổi thảo luận, các đại biểu tập trung làm rõ một số hạn chế, đặc biệt là các chỉ tiêu dự báo tình hình phát triển từ nay đến cuối năm sẽ không đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm như tốc độ tăng trưởng, thu ngân sách, giá trị sản xuất công nghiệp, số xã về đích nông thôn mới.

Các đại biểu cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến đó là do ảnh hưởng của thời thời tiết cực đoan, nhiều đơn vị sản xuất công nghiệp gặp khó khăn. Hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn về thị trường, nguồn lực làm giảm số thu ngân sách. Mặt khác là do biến động của thị trường; hoạt động xuất nhập khẩu bị thu hẹp; thị trường bất động sản ảm đạm, các khoản thu về nhà, đất đạt thấp....

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm tiến độ; chậm giải ngân vốn đầu tư công; thu hút đầu tư còn ít. Một số chính sách về giáo dục, y tế, văn hóa còn chưa phù hợp cần phải thay đổi sao cho phù hợp với tình hình thực tế.

Về cơ bản, các đại biểu đồng thuận, nhất trí cao với các nội dung dự thảo báo cáo. Từ những hạn chế và nguyên nhân đã chỉ ra, các đại biểu đề nghị cần dự báo, xây dựng kịch bản tăng trưởng cụ thể trong năm 2024; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia; tháo gỡ những điểm nghẽn trong thu hút đầu tư. Đồng thời nghiên cứu xây dựng một số chính sách đặc thù của tỉnh về thu hút nguồn nhân lực, phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số...

Đồng chí Hà Đức Minh, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai nêu ý kiến.jpg
Đại biểu Hà Đức Minh, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai phát biểu.

Đại biểu Hà Đức Minh, Bí thư Huyện ủy Si Ma Cai cho rằng, công tác giải ngân vốn đầu tư công đang rất chậm, một những nguyên nhân là các ngành, địa phương cần quá nhiều thời gian cho việc chờ đợi, nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia là rất lớn, thời gian triển khai chỉ còn 2 năm nên việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân cần phải được coi là đặc biệt và cấp thiết.

Đồng chí Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn nêu ý kiến.jpg
Bí thư Huyện ủy Văn Bàn tham gia thảo luận.

Đồng chí Phí Công Hoan, Bí thư Huyện ủy Văn Bàn nêu ý kiến, việc thu hút đầu tư vào địa phương còn thấp, một trong những nguyên nhân là do giá thuê tiền sử dụng đất tại Lào Cai cao hơn nhiều so mặt bằng chung, trong khi lợi thế cạnh tranh còn nhiều hạn chế.

Đề nghị tỉnh cần có đầu mối để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, thực hiện cơ chế Nhà nước mang tính phục vụ, tạo điều kiện tối đa về dư địa, thủ tục hành chính để tạo tiềm lực phát triển, bứt phá.

Ngoài các ý kiến thảo luận trực tiếp tại 4 tổ, kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ 15 cũng đã tiếp nhận 46 ý kiến tham gia bằng văn bản trước khi hội nghị diễn ra, đóng góp cho các dự thảo báo cáo của hội nghị.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ

Những ngày này 70 năm trước, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, quân và dân Lào Cai đã hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ là tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương vững mạnh cho cuộc trường kỳ kháng chiến, giữ vững cầu nối tiếp viện trên tuyến biên giới Việt - Trung và tham gia vận chuyển vũ khí, quân lương cho Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài cuối: Tượng đài chiến thắng của dân tộc kiên cường

Cứ điểm Điện Biên Phủ lọt thỏm trong cánh đồng Mường Thanh với bốn bề là núi non vây quanh như tường thành, chỉ nhìn vào đó thôi đã thấy bộ máy chiến tranh của thực dân của Pháp dưới sự hậu thuẫn của Mỹ chuyên nghiệp, khôn ngoan đến mức nào. Nhưng sự chủ quan về một pháo đài “bất khả xâm phạm” trong Kế hoạch Nava đã nhận lấy thất bại thảm hại trước tinh thần quật cường, ý chí mãnh liệt của dân tộc Việt Nam trước sự thôi thúc về nhu cầu giải phóng giành độc lập, tự do.

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Phát huy tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt, vượt qua những thách thức, viết tiếp những bản hùng ca chiến thắng

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có bài diễn văn quan trọng tại buổi lễ. Trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Hậu phương Liên khu Việt Bắc trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và bài học đối với công cuộc xây dựng đất nước hiện nay

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến sự đóng góp to lớn của các hậu phương, như Liên khu 4, Liên khu 5 và đặc biệt là Liên khu Việt Bắc.

Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 10: Tam Đường - điểm kết nối lịch sử

Ngoài tuyến từ huyện Văn Bàn, vượt qua đèo Khau Co sang đất Than Uyên và tuyến vận tải đường sông, đường sắt về Yên Bái rồi tới Sơn La - Điện Biên, quân và dân Lào Cai hành quân đi theo hướng thị xã Sa Pa tới huyện Tam Đường - Phong Thổ (Lai Châu) – thị xã Mường Lay và tới Điện Biên.

Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ Cát: Bài 9: Đi tìm trạm tiếp vận cho chiến dịch Điện Biên Phủ

Qua câu chuyện của những nhân chứng là dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong từng tham gia vận chuyển lương thực, đạn dược cho Chiến dịch Điện Biên Phủ theo hướng Sa Pa - Phong Thổ - Lai Châu và những tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng lần tìm lại tuyến đường huyền thoại cách đây 70 năm để hiểu hơn sự nỗ lực phi thường của các thế hệ trước.

Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 8: Mường Phăng ngày ấy - bây giờ

Đúng 17h ngày 13/3/1954, quân đội ta nổ phát súng đầu tiên tấn công vào cứ điểm Him Lam và tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, mở đầu cho 56 ngày đêm chiến đấu anh dũng và oanh liệt, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, để lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ - cát -xtơ - ri vào ngày 7/5/1954.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm phạm”, làm nên một chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Bài 7: Bản hùng ca đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi

Rời khu rừng Đại tướng, qua cầu Tạ Khoa tới bờ hữu sông Đà, chúng tôi tiếp tục theo Quốc lộ 37 (đường 13 xưa kia), vượt chặng đường đèo dốc quanh co từ huyện Bắc Yên đến huyện Mai Sơn. Cung đường này gắn liền với hai di tích lịch sử văn hóa quốc gia là đèo Chẹn và ngã ba Cò Nòi - nơi đây ghi dấu những chiến công oanh liệt, những đau thương, mất mát và thực sự là bản anh hùng ca về tinh thần chiến đấu kiên cường, bất khuất chống thực dân Pháp của bộ đội ta trong những năm 1950 - 1954.

Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát: Bài 6: Vượt đèo Lũng Lô thăm rừng Đại tướng

Tiếp bước dấu chân các chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến Lào Cai năm xưa tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng tôi rời thị xã Nghĩa Lộ, bám theo Quốc lộ 32 tới ngã ba Ba Khe thuộc huyện Văn Chấn (Yên Bái) thì rẽ qua Quốc lộ 37 (đường số 13 trong Chiến dịch Điện Biên Phủ) để tới huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La- miền quê đã chứng kiến nhiều sự kiện, các hoạt động cách mạng hào hùng liên quan đến công cuộc giải phóng Điện Biên.

fb yt zl tw