Hội An tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc phục vụ người dân và du khách dịp Tết Nguyên đán

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) tổ chức nhiều hoạt động văn hóa-nghệ thuật, vui chơi-giải trí sôi nổi, phục vụ nhân dân và du khách du xuân.

Theo UBND TP Hội An, Hội Tết Nguyên Đán hằng năm là dịp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của Hội An nói riêng và Việt Nam nói chung; góp phần tăng cường tình yêu quê hương, đất nước trong lòng mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Đây cũng là cơ hội để giới thiệu đến nhân dân và du khách về một "Hội An nhân tình thuần hậu", một Hội An với đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, vững tin bước vào năm mới Ất Tỵ 2025.

TP Hội An chào đón đoàn khách đầu tiên tham quan phố cổ Hội An năm 2025.
TP Hội An chào đón đoàn khách đầu tiên tham quan phố cổ Hội An năm 2025.

Theo đó, hội đón Giao thừa Ất Tỵ diễn ra vào lúc 23h00 ngày 28/1 tại Công viên Hội An với chương trình nghệ thuật do các ca sĩ và nhóm nhạc tại Hội An biểu diễn; cùng với đó, sẽ có màn trình diễn pháo hoa vào khắc giao thừa là lúc nhân dân và du khách cùng nhau sẻ chia và lan tỏa niềm hạnh phúc trong thời khắc giao hòa giữa năm cũ và năm mới với niềm tin và hy vọng về một năm thành công rực rỡ.

Bên cạnh những hoạt động thường niên đã làm nên bản sắc văn hóa Hội An như: Hội báo xuân, Hội Tết trồng cây, Cây Nêu ngày Tết, Đua ghe đầu xuân, hỗ trợ bà con vui Xuân cùng chương trình "Tết sum vầy - Xuân chia sẻ" và "Xuân ấm áp - Tết yêu thương"… Năm nay, thành phố đã bố trí các cụm trang trí trên khắp địa bàn thành phố và tổ chức Hội Hoa Xuân tại Bờ hồ Trảng Kèo, từ ngày 22 - 28/1. Đây là địa điểm mới thuận tiện, rộng rãi, thu hút sự tham gia của hàng trăm gian bày bán đa dạng các loại hoa, cây cảnh, đồ trang trí Xuân, cùng các hoạt động biểu diễn văn hóa-nghệ thuật hằng đêm để người dân thỏa mái tham quan, trải nghiệm hương sắc mùa xuân tại Hội An.

Cùng với đó, tại Công viên Hội An, từ đêm 29 Tết đến hết ngày 11 tháng Giêng sẽ diễn ra hoạt động vui chơi, giải trí, cùng với trò chơi hiện đại để phục vụ bà con nhân dân nhân dịp Tết.

Khách quốc tế trải nghiệm làm gốm tại Làng gốm Thanh Hà, Hội An.
Khách quốc tế trải nghiệm làm gốm tại Làng gốm Thanh Hà, Hội An.

Hội Tết Nguyên đán Ất Tỵ Hội An được tổ chức hằng năm, mang đậm nét đặc trưng của địa phương, thể hiện những phong tục, tín ngưỡng, nét văn hóa truyền thống đầu xuân của người Hội An như: Ngày hội cây quật cảnh Cẩm Hà, Lễ Cầu Bông Trà Quế, Giỗ Tổ nghề mộc Kim Bồng, Ngày hội bắp nếp Cẩm Nam,Tết Nguyên tiêu,…

Đặc biệt, khi Hội An gia nhập Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trên lĩnh vực thủ công và nghệ thuật dân gian, thành phố đã luôn chú trọng và tạo điều kiện để các giá trị văn hoá truyền thống phát huy sáng tạo, mở ra các cơ hội, thúc đẩy các lĩnh vực cùng nhau phát triển

Ngoài ra, các hoạt động trải nghiệm khác như: Trò chơi hát Bài chòi, biểu diễn âm nhạc cổ truyền, Biểu diễn nghệ thuật Hát bội, Trò chơi dân gian,…tại Khu phố cổ và khắp các xã, phường đã tạo nên không khí hân hoan của đất trời hòa cùng lòng người vui xuân.

Theo toquoc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt Trường ca 'Bay phía mùa' của Trần Việt Hoàng

Ra mắt Trường ca 'Bay phía mùa' của Trần Việt Hoàng

Không lâu sau khi tập thơ "Ngày chưa sương vội" ra mắt, tác giả Trần Việt Hoàng (sinh năm 2002), học viên Trường Sĩ quan chính trị đã giới thiệu tới bạn đọc trường ca "Bay phía mùa" - một tác phẩm với nhiều bất ngờ, cảm xúc về sự hy sinh của những người lính trẻ trong thời bình.

Sa Pa “trình làng” biểu tượng con giáp năm Ất Tỵ

Sa Pa “trình làng” biểu tượng con giáp năm Ất Tỵ

Biểu tượng con giáp của năm 2025 - Xuân Ất Tỵ, linh vật rắn trong không gian văn hóa “Sa Pa - tinh hoa hội tụ” vừa được thị xã Sa Pa "trình làng" du khách thập phương và người dân địa phương đúng ngày Tết ông Công ông Táo - 23 tháng Chạp năm nay.

Mời độc giả đón đọc Báo Lào Cai Xuân Ất Tỵ năm 2025

Mời độc giả đón đọc Báo Lào Cai Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đón Xuân Ất Tỵ 2025, Báo Lào Cai xuất bản ấn phẩm đặc biệt với chủ đề “Vững tin bước vào kỷ nguyên mới”, gồm 60 trang, tập trung những tác phẩm có nội dung phong phú, hấp dẫn, được trình bày đẹp, phản ánh toàn diện thành tựu của tỉnh trong năm qua.

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Người Tày Bản Liền giữ nghề truyền thống

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống của cha ông mình, đồng bào Tày ở Bản Liền (Bắc Hà) vẫn đau đáu câu chuyện bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong đời sống hằng ngày. Đặc biệt, những năm gần đây, từ việc bà con người Tày giữ nghề truyền thống đã thu hút du khách đến với Bản Liền, thúc đẩy kinh tế du lịch địa phương phát triển…

Làm mới chèo lịch sử với AI

Làm mới chèo lịch sử với AI

Phạm Vĩnh Khương là một đạo diễn đam mê công nghệ mới, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo AI. Trong MV mới nhất của mình “Chèo mở lái ra”, anh đã sử dụng AI để mang đến một cái nhìn hoàn toàn mới về chèo, góp phần đưa những giá trị của lịch sử, của nghệ thuật truyền thống đến gần hơn với công chúng.

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Chặn biến tướng trong phong tục, văn hóa tết

Tết Nguyên đán không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, đây còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại, một số phong tục, văn hóa tết có nguy cơ bị biến tướng, mai một.

Giá trị của hồn cốt di sản

Giá trị của hồn cốt di sản

Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản.

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Hòa nhạc Ánh sáng: Những trải nghiệm chưa từng có

Tối 18/1, tại khu vực ngã tư Nguyễn Hoàng Tôn-Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Hà Nội, chương trình “Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025” đã diễn ra với những tiết mục hết sức đặc sắc, đem lại những trải nghiệm chưa từng có cho khán giả Hà Nội. Chương trình đã thu hút hàng chục nghìn người dân tham gia.

Miệt mài đường thêu

Miệt mài đường thêu

Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai có nghề thêu thổ cẩm với kỹ thuật tinh xảo. Từ đôi bàn tay khéo léo, phụ nữ Dao đỏ đã tạo ra những hoa văn độc đáo, làm nên những bộ trang phục truyền thống, không chỉ mang giá trị bản sắc văn hóa còn góp phần tạo sinh kế, phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.

fb yt zl tw