Học tập lẫn nhau

Ngành giáo dục cần mạnh dạn đề cao tinh thần học tập lẫn nhau giữa thầy và trò trong nhà trường.

Câu chuyện một giáo viên "dỗi" không soạn bài và có thái độ chưa đúng mực với học sinh khi không hài lòng về việc phối hợp giảng dạy có thể coi là một "điển hình" về quan niệm giáo dục một chiều trong nhà trường. Đó là thái độ "nắm quyền sinh sát" của người dạy đối với người học, có khi bỏ qua cả chức phận, đạo đức nghề nghiệp của mình. Trên thực tế, nhận thức áp đặt trong hoạt động giáo dục ở nước ta còn nặng chiều từ trên xuống, cả trong cách thức tổ chức buổi học và các cách ứng xử liên quan. Điều này cần được điều chỉnh.

Có lẽ ngành giáo dục cần mạnh dạn đề cao tinh thần học tập lẫn nhau giữa thầy và trò trong nhà trường, theo tinh thần đối tượng nào cũng cần được tôn trọng và người học càng lớn tuổi thì càng cần được tôn trọng. Bởi vì người thầy truyền đạt và người học tiếp nhận. Cách thức thông thường là một chiều - do người thầy thể hiện tính áp đặt theo nếp vốn đã có từ trước, do cách dạy học lâu nay, do chương trình giảng dạy và có cả do người học không được dạy ý thức phản biện…

Tất nhiên, không phải một chiều tuyệt đối nhưng chiều ngược lại thường diễn ra lẻ loi và cá biệt. Lời người thầy mặc nhiên thành "khuôn vàng thước ngọc". Ngay cả ở bậc đại học, cao học giảng viên cứ trình bày thao thao mà không tạo cơ hội cho học viên đặt câu hỏi, nói gì đến phản biện. Như vậy, chính người thầy đã đóng khung kiến thức của mình. Mà trong không ít trường hợp, người thầy có thể có điều kiện nghiên cứu sâu về lý luận nhưng chưa hẳn sâu hơn người học về hoạt động thực tiễn. Như vậy tại sao không chú trọng "học lẫn nhau"?

Học tập lẫn nhau xứng đáng được nghiên cứu để trở thành một quy tắc giáo dục mới. Quy tắc này có thể bao gồm các nội dung chủ yếu như: sự truyền đạt không chỉ có chiều từ trên xuống mà có trao đổi, thảo luận, giải đáp thắc mắc; sự phản biện của người học đối với nội dung hoặc phương pháp do người thầy thể hiện; người thầy có thể học tập những kiến thức, phương pháp của người học để hoàn thiện giáo án của mình… Rõ ràng với cách làm việc này, người thầy phải tự nâng cao mình lên một bước, chủ động hơn nhưng cũng phải đào sâu hơn và liên tục làm mới cho kiến thức và bài giảng của mình. Sự trao đổi làm mối quan hệ người thầy và người học gần gũi, thân tình.

Học tập lẫn nhau thực ra không phải là một sáng kiến hay điều gì mới mẻ. Tự thân giáo dục đã hàm chứa nội dung phải học tập lẫn nhau chứ không phải chỉ người trò học của người thầy.

Tuy nhiên, để học tập lẫn nhau thực sự trở thành một quy tắc giáo dục thì đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính bắt buộc đối với người giảng dạy, như trong việc soạn giáo án, phương thức thể hiện, câu hỏi thảo luận, giải đáp thắc mắc, kể cả việc ra đề và cách chấm các bài kiểm tra, bài thi cũng như cách thức đánh giá… Bên cạnh việc để cho người thầy có sự chủ động thì trong công tác quản lý phải giám sát chặt chẽ việc thực hiện, tránh để buổi học/khóa học/chương trình học bị loãng, bị vỡ do người thầy chuẩn bị kém hoặc không có khả năng làm chủ nội dung giảng dạy của mình. Xét cho cùng, học tập lẫn nhau là để nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
Các chiến sĩ trên đảo Sinh Tồn háo hức đọc thư do các em học sinh từ đất liền gửi các chiến sĩ Hải quân

Gieo mầm yêu thương về tình yêu biển, đảo

Công tác tuyên truyền về biển đảo quê hương đã gieo được những hạt mầm trân trọng, yêu thương và thắp lên những ước mơ về tình yêu biển, đảo trong mọi tầng lớp nhân dân, mọi thế hệ học sinh trên địa bàn huyện Trấn Yên.
fb yt zl tw