Hình tượng con mèo trong đời sống văn hóa của người Dao, người La Chí ở Lào Cai

Người Dao đỏ thêu dấu chân mèo trên khăn che đầu

Mèo (lò miu) là con vật nuôi gần gũi, thân thiết với người Dao đỏ. Con mèo là khắc tinh của con chuột, người Dao quan niệm nuôi mèo trông giữ bồ thóc, giữ lương thực. Bởi vậy, vào ngày Thìn tháng 8 âm lịch hằng năm, người Dao đỏ tổ chức ăn tết cơm mới. Sau khi nấu chín các thức ăn, bà chủ hoặc ông chủ lấy một đôi đũa và một bát cơm mới trộn lẫn với cá hoặc thịt cho con mèo ăn trước. Khi cho ăn, bà chủ nói nôm vài câu với ý nghĩa như sau: Cho mèo ăn cơm mới trước để mèo có trách nhiệm trông coi bồ thóc (kho thóc) của gia đình, không cho con chuột đến phá, gia đình luôn có đủ thóc lúa, lương thực ăn trong năm.

Ông Tẩn Vần Siệu, Nghệ nhân Nhân dân cho biết, trong sách cổ người Dao ghi rõ về các đại hạn, các kiêng kỵ, như trong cuốn sách Dao thân (Kiu Siên); sách Đám cưới và sách Cúng cấp sắc của người Dao đỏ đều kể về lịch sử năm Dần, năm Mão đại hạn hán. Họ đã tích lũy và đúc kết nông lịch trong các năm, thường vào năm Mão (năm con mèo) sẽ xảy ra hạn hán, không có nước, không đủ lương thực ăn nên người Dao mới di cư đi tìm vùng đất mới để định cư.

Hình tượng con mèo trong đời sống văn hóa người Dao đỏ đặc biệt quan trọng nên được các bà, các chị người Dao sáng tạo thêu hình dấu chân con mèo trên chiếc “phả” - chiếc khăn dùng che đầu khi đón con dâu vào nhà chồng. Người Dao đỏ quan niệm con mèo là con vật cùng loài với con hổ - biểu trưng của sức mạnh, của chúa sơn lâm. Bởi vậy, các khăn che đầu của cô dâu được bà chủ gia đình thêu hoa văn hình móng chân mèo với ý nghĩa làm chủ bảo vệ cô dâu trong ngày đón dâu về nhà chồng, đón được con dâu hiền về làm dâu trong gia đình.

Người Dao họ kiêng ngày Mão

Trong cuốn sách xem ngày tốt, xấu để làm các việc trọng của người Dao họ, họ thường chọn ngày mùng 2 tháng 2, mùng 4 tháng 4, mùng 6 tháng 6, mùng 10 tháng 10 và ngày 12 tháng 12 tổ chức thực hành lễ cầu làng (áy lay) cầu cho bản làng bình yên, cầu cho dân làng có nhiều sức khỏe, làm ăn may mắn, nhà nhà và người người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ông Triệu Văn Thêu, Nghệ nhân Ưu tú cho biết: Người Dao họ tuân thủ rất nghiêm các kiêng kỵ từng ngày, từng tháng, cụ thể như sau: Tháng Giêng có ngày tử (ngày rất xấu) là ngày Tuất và ngày sinh (ngày tốt) là ngày Dậu; tháng 2 ngày tử là ngày Thìn, ngày sinh là ngày Mão; tháng 4 ngày tử là ngày Tỵ, ngày sinh là ngày Thìn; tháng 6 ngày tử là ngày Ngọ, ngày sinh là ngày Tỵ; tháng 11 ngày tử là ngày Mão, ngày sinh là ngày Dần; tháng 12 ngày tử là ngày Dậu, ngày sinh là ngày Thân. Với những ngày tốt, xấu được ghi rõ như vậy nên người Dao họ có lịch kiêng trồng trọt được chủ nhà ghi nhớ, nếu không tuân thủ, gia đình làm ăn thất bát, trồng cây không sống, hoặc có sống cũng không lớn, gieo thóc thóc không mọc, cây không ra quả. Tháng 1 kiêng ngày Tỵ, tháng 2 kiêng ngày Hợi, tháng 3 kiêng ngày Ngọ, tháng 4 kiêng ngày Tý, tháng 5 kiêng ngày Mùi, tháng 6 kiêng ngày Sửu, tháng 7 kiêng ngày Thân, tháng 8 kiêng ngày Dần, tháng 9 kiêng ngày Dậu, tháng 10 kiêng ngày Mão, tháng 11 kiêng ngày Tuất, tháng 12 kiêng ngày Thìn.

Ngoài ra, hình tượng con mèo được ghi chép trong Long Hổ Ca và Đại hiến ca (thuộc Bàn Cổ Ca) do cố nghệ nhân Hoàng Sĩ Lực ở Làng My, xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) sưu tầm và dịch nghĩa lời ca như sau: “Tháng giêng rắn con hóa làm rồng; tháng hai lợn con vào buồng trong; tháng bảy khỉ con kêu trên cây; tháng tám hổ lang tìm núi đi; tháng chín gà vàng gáy trong lồng; tháng mười mèo con ngủ bên bếp; tháng mười một chó con chạy khắp thôn; tháng mười hai rồng vàng rút về đầm”. Đại hiến ca có câu: “Mặt trời mọc đem phơi ngoài nhà; mặt trời lặn thu về thềm nhà; Tý, Ngọ, Mão, Dậu ngày chợ thị; trang thành gánh nặng đi khỏi nhà”...

Người La Chí quan niệm mùng 3 Tết là ngày con mèo

Đối với người La Chí, họ có nhiều cách để chọn ngày tốt, ngày đẹp, nhưng phổ biến nhất vẫn là cách tính theo 12 con giáp. Tùy vào từng công việc cụ thể như cấy lúa, làm nhà, chăn nuôi, buôn bán, vào nhà mới... họ có cách chọn riêng. Họ quan niệm tháng Giêng là tháng con Hổ, ngày mùng 2 đầu năm mới là ngày con hổ nên người La Chí kiêng không đi xa vì sợ xảy ra tai nạn cho gia chủ.

Đồng bào La Chí ở Nậm Khánh (Bắc Hà) vẫn duy trì việc trồng bông, dệt vải. Ảnh: Đức Trung (Đài PT - TH tỉnh).

Đồng bào La Chí ở Nậm Khánh (Bắc Hà) vẫn duy trì việc trồng bông, dệt vải. Ảnh: Đức Trung (Đài PT - TH tỉnh).

Ngày mùng 3 Tết là ngày con mèo cũng không nên đi đâu vì đây là ngày xấu. Tháng 2 là tháng con mèo, người La Chí kiêng làm các việc lớn vào ngày Sửu, ngày Dần, còn ngày tốt là ngày Rắn. Tháng 3 là tháng con Rồng, họ kiêng tổ chức làm các việc lớn vào ngày Sửu và ngày Dần, ngày đẹp nhất là ngày Rồng. Tháng 4 kiêng ngày Tý, ngày Sửu, ngày tốt nhất là ngày Mão. Trong việc chăn nuôi, người La Chí có cách tính tìm chọn ngày tốt như sau: Tháng 11 gia chủ phải tuyệt đối kiêng ngày con mèo để chọn giống vật nuôi.

Xem tuổi kết hôn cho trai, gái, người La Chí xem tuổi như sau: Người tuổi Mão xung với người tuổi Dậu. Đối với việc trọng làm nhà, người La Chí kiêng tổ chức vào ngày Tý tháng 2, tháng 6, tháng 8 và tháng 11…

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

fb yt zl tw