Hiệp hội nông dân EU kêu gọi siết chặt nhập khẩu nông sản từ Ukraine

Ngày 15/2, Hiệp hội Nông dân châu Âu (Copa-Cogeca) cùng 5 tổ chức đại diện cho các lĩnh vực đã lên tiếng phản đối các đề xuất kiểm soát nhập khẩu nông sản Ukraine, cho rằng như vậy là chưa đủ và cảnh báo tiếp tục biểu tình nếu Liên minh châu Âu (EU) không áp đặt các biện pháp hạn chế chặt chẽ hơn.

Nông dân thu hoạch lúa mì trên cánh đồng gần Kramatorsk, Ukraine ngày 4/8/2023.

Cuối tháng 1/2024, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất gia hạn miễn thuế 1 năm, bắt đầu từ tháng 6/2024, đối với nông sản nhập khẩu từ Ukraine. Quy định này vốn đang được áp dụng từ năm 2022 sau khi bùng phát xung đột tại Ukraine. Gần đây, EU đề xuất nhiều biện pháp bảo vệ ngành nông nghiệp của khối, có thể áp dụng trong trường hợp "đặc biệt cần thiết" như giới hạn việc nhập khẩu miễn thuế các mặt hàng như thịt gia cầm, trứng và đường ở mức trung bình của năm 2022-2023. Đề xuất này đang được các nước thành viên EU và Nghị viện châu Âu (EP) xem xét. Tuy nhiên, Copa-Cogeca bác bỏ và cho rằng các đề xuất này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến của các ngành gia cầm, trứng, đường, ngũ cốc và mật ong của khối.

Trong tuyên bố chung, nhóm đại diện nông dân EU cho rằng việc giới hạn nhập khẩu đối với 3 sản phẩm bằng với mức nhập của năm ngoái là chưa đủ, vì "giới hạn này chính là nguyên nhân đẩy các nhà sản xuất EU vào tình trạng khó khăn, trong khi EU không có kế hoạch hạn chế nào đối với ngũ cốc và mật ong. Họ cũng cho rằng các sản phẩm nhập khẩu từ Ukraine không phải đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường và xã hội cao hơn của EU.

Tuyên bố chung nêu rõ: "Nông dân ở Romania, Bulgaria, Ba Lan, Hungary và Slovakia đang phải bán các sản phẩm của mình với giá thấp hơn khoảng 40% so với giá thị trường tiêu chuẩn và hàng nghìn trang trại đang đối mặt với nguy cơ phá sản". Các nhà sản xuất ngũ cốc, gia cầm và đường ở Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức và Áo cũng bắt đầu chịu “áp lực đáng kể”.

Từ tháng 1/2024, người nông dân khắp châu Âu biểu tình liên tiếp, yêu cầu EU kiểm soát tốt hơn sự cạnh tranh thiếu công bằng của nông sản từ Ukraine.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

ASEAN - Hàn Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược

ASEAN - Hàn Quốc thúc đẩy kết nối chiến lược

Theo phóng viên TTXVN tại Indonesia, ngày 17/6, tại Jakarta, phái đoàn Hàn Quốc tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tổ chức Diễn đàn Kết nối ASEAN - Hàn Quốc 2025 với chủ đề "Hợp tác ASEAN - Hàn Quốc về Kết nối: Đánh giá kế hoạch tổng thể và cơ hội theo Kế hoạch Chiến lược kết nối ASEAN".

EU đạt thỏa thuận nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ dữ liệu xuyên biên giới

EU đạt thỏa thuận nâng cao hiệu quả thực thi bảo vệ dữ liệu xuyên biên giới

Ngày 16/6 (giờ Brussels), Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) dưới sự chủ trì của Ba Lan, quốc gia Chủ tịch luân phiên, cùng Nghị viện châu Âu, đã đạt được thỏa thuận tạm thời về một đạo luật mới nhằm tăng cường hiệu quả thực thi Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) trong các vụ việc xuyên biên giới.

Các nước kêu gọi Israel và Iran chấm dứt hành động quân sự

Các nước kêu gọi Israel và Iran chấm dứt hành động quân sự

Trong bối cảnh xung đột leo thang nhanh chóng giữa Israel và Iran, các nhà lãnh đạo nhiều nước và tổ chức quốc tế tiếp tục kêu gọi hai bên chấm dứt hành động quân sự, khởi động đối thoại để giải quyết bất đồng, đồng thời cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng từ các chiến dịch tấn công và đáp trả giữa hai bên hiện nay.

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

ASEAN đẩy mạnh đàm phán với Mỹ trước hạn chót tạm hoãn thuế nhập khẩu

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trong bối cảnh thời gian Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày sẽ kết thúc vào ngày 9/7 tới, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang đẩy mạnh đàm phán với Washington, đồng thời thúc đẩy phối hợp trong khối nhằm tạo lập quan điểm chung trong ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ.

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Donald Trump: Mỹ đạt thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa xác nhận thỏa thuận thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đã hoàn tất, chỉ còn chờ phê duyệt chính thức từ ông và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Thỏa thuận đề cập đến các mặt hàng chiến lược như đất hiếm, đồng thời tái khẳng định cam kết trao đổi giáo dục giữa hai nước.

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đối mặt khủng hoảng dân số

Châu Á đang trên đà tiếp bước châu Âu trở thành “lục địa già”, với tỷ lệ sinh thấp ở mức đáng báo động và tốc độ già hóa dân số diễn ra nhanh. Các quốc gia trong khu vực đang tìm giải pháp thích ứng với “cơn sóng thần màu xám”.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc bảo vệ di sản văn hóa

Công tác bảo vệ di sản văn hóa của Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới, với việc thay đổi chiến lược từ sửa chữa, phục hồi sang phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại di sản thông qua các biện pháp phân tích nguy cơ, đánh giá rủi ro, đẩy mạnh ứng dụng số hóa, tăng cường nghiên cứu khoa học trong công tác bảo vệ di sản, cổ vật.

fb yt zl tw