Hiểm họa từ những video nấu ăn vô thưởng vô phạt trên mạng xã hội

Trong thời đại bùng nổ nội dung số, những video nấu ăn không chỉ là một hình thức giải trí mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức và hành vi người xem. 

Tuy nhiên, sự phổ biến của một số người làm nội dung video nấu ăn trên mạng xã hội mà sử dụng phương pháp chế biến nguy hiểm, thiếu quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm... thực sự gây hại cho người xem.

Một YouTuber chuyên nội dung nấu ăn những món khổng lồ.
Một YouTuber chuyên nội dung nấu ăn những món khổng lồ.

Sự vô bổ kiểu "câu view"

Những video nấu ăn kiểu này thường đánh vào yếu tố giải trí, sự tò mò thay vì tập trung vào chất lượng món ăn, kiến thức ẩm thực.

Những đặc điểm dễ nhận thấy như lượng thức ăn quá khổ khi các video nhấn mạnh vào kích thước khổng lồ của món ăn để thu hút lượt xem thay vì quan tâm đến hương vị, kỹ thuật nấu hay tính thực tế công thức.

Thêm nữa là thiếu kiến thức ẩm thực bởi không có sự nghiên cứu, cải tiến hoặc hướng dẫn bài bản, người xem không học được gì ngoài kiểu "làm cho vui". Trình diễn hơn là nấu ăn đúng cách khi việc quay dựng, nhấn mạnh vào sự "quá đà" trong chế biến khiến nội dung trở nên phản cảm hơn là hữu ích.

Hay như truyền tải sai về ẩm thực khi thay vì truyền tải những công thức nấu ăn ngon, những video này trở thành trò tiêu khiển và có thể khiến một bộ phận khán giả hiểu sai về ẩm thực và quy trình chế biến đúng.

Nguy cơ mất vệ sinh, an toàn thực phẩm

Một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất của những video nấu ăn kiểu này là sự thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh. Những lỗi thường gặp như dùng tay không hoặc dụng cụ không vệ sinh để chế biến thực phẩm; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc hoặc không được bảo quản đúng cách.

Hay như không tuân thủ các nguyên tắc an toàn thực phẩm, chẳng hạn như chế biến trên nền đất, để thực phẩm tiếp xúc với bụi bẩn, côn trùng, vi khuẩn; dụng cụ bếp không đạt tiêu chuẩn từ thớt, dao, xoong nồi chông chênh trên đất đến cách sử dụng dầu mỡ tái chế, số lượng nấu quá nhiều bị "overload" mang nguy cơ đổ tràn gây bỏng và chín không đều.

Rủi ro khi thiếu cảnh báo an toàn

Một số video nấu ăn mang tính trình diễn còn tiềm ẩn nguy cơ gây thương tích, đặc biệt khi thao tác trong môi trường không an toàn, chẳng hạn như chiên với lửa lớn ngoài trời dễ gây bỏng hoặc cháy nổ; sử dụng các vật dụng sắc nhọn, nóng bỏng mà không có hướng dẫn bảo hộ; làm theo phương pháp không phù hợp với điều kiện bếp gia đình, dễ dẫn đến tai nạn cho người xem khi họ cố bắt chước.

Một YouTuber nấu ăn trong không gian bừa bộn đồ đạc, kém vệ sinh.
Một YouTuber nấu ăn trong không gian bừa bộn đồ đạc, kém vệ sinh.

Được biết, những video hướng dẫn nấu ăn chuyên nghiệp thường có disclaimer (thông báo miễn trừ trách nhiệm) hoặc khuyến cáo không bắt chước nếu không được đào tạo và hướng dẫn cụ thể về an toàn, nhưng những nội dung như trên lại bỏ qua điều này, khiến người xem không lường trước được hậu quả khi làm theo. Thực tế, đã từng có sự việc bên Trung Quốc, đứa trẻ bị bỏng nặng vì bắt chước một người chuyên làm video hướng dẫn nấu ăn.

Trách nhiệm của người sản xuất nội dung

Việc tạo ra nội dung nấu ăn để giải trí không sai, nhưng nó cần có trách nhiệm với cộng đồng. Theo đó, các nhà sáng tạo nội dung nên tuân thủ các tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm để không lan truyền những thói quen chế biến sai lầm; cảnh báo những nguy cơ tiềm ẩn nếu có sử dụng phương pháp nấu ăn đặc biệt, tránh để người xem làm theo một cách thiếu kiểm soát. Hay không biến ẩm thực thành trò hề, mà cần có sự đầu tư đúng đắn để mang lại giá trị thực sự.

Dù hiện nay, một số nền tảng đã có những quy định nghiêm ngặt hơn về nội dung liên quan đến thực phẩm, nhưng việc kiểm soát vẫn còn lỏng lẻo, dẫn đến nhiều nội dung kém chất lượng vẫn tràn lan và ảnh hưởng tiêu cực đến người xem.

Lời khuyên cho người xem

Người xem có quyền lựa chọn nội dung mình tiêu thụ, và điều quan trọng là không để bị cuốn theo những video thiếu trách nhiệm.

Người làm nội dung video nấu ăn phải có trách nhiệm, từ hình ảnh cho đến thông tin nấu ăn chỉn chu, rõ ràng.
Người làm nội dung video nấu ăn phải có trách nhiệm, từ hình ảnh cho đến thông tin nấu ăn chỉn chu, rõ ràng.

Một số lời khuyên như chọn xem những kênh có uy tín về ẩm thực, nơi các đầu bếp hoặc chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn; tìm hiểu kỹ các phương pháp nấu ăn trước khi áp dụng, đặc biệt là những phương pháp nguy hiểm hoặc thiếu cơ sở khoa học; không bắt chước những nội dung nấu ăn mất vệ sinh hoặc có nguy cơ gây tai nạn. Hay mọi người cần góp ý và phản ánh những nội dung thiếu trách nhiệm, giúp cộng đồng nhận thức rõ hơn vấn đề này.

Có thể nói, những video nấu ăn vô thưởng vô phạt không chỉ làm mất giá trị của ẩm thực mà còn đe dọa sức khỏe và an toàn người xem. Nếu các nhà sáng tạo nội dung không có trách nhiệm trong việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và các phương pháp nấu ăn an toàn thì nội dung này không còn là giải trí vô hại mà đã trở thành một mối nguy tiềm ẩn. Đã đến lúc người sáng tạo nội dung cần có trách nhiệm hơn, và người xem cũng nên tỉnh táo hơn để không bị cuốn theo những nội dung thiếu an toàn và vô bổ.

sgtt.thesaigontimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw