Hát ru và hát Kiều được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Ngày 14/11, Sở VH-TT tỉnh Quảng Bình cho biết, hát ru ở xã Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch) và hát Kiều (ở các huyện Quảng Trạch, Tuyên Hóa, thị xã Ba Đồn) của tỉnh Quảng Bình vừa được Bộ VH-TT-DL công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hát ru ở Cảnh Dương là nghệ thuật trình diễn dân gian ở làng biển Cảnh Dương, do đàn ông tự hát ru khi đi biển nhằm chống chọi với sóng gió, tạo động lực lao động, đã có từ hàng trăm năm qua với nhiều làn điệu bản địa mộc mạc. Hát Kiều là nghệ thuật trình diễn dân gian được chuyển thể từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du.

Loại hình nghệ thuật này bao gồm hát, diễn xuất và làm trò; trong đó, lời ca được pha trộn giữa các làn điệu như ca Huế, tuồng, chèo, ngâm Kiều, lẩy Kiều kết hợp với dân ca địa phương.

Báo Sài Gòn giải phóng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chuyển động cùng nhạc kịch

Chuyển động cùng nhạc kịch

Nhạc kịch đang được “phủ sóng” rộng rãi từ sân khấu cho đến trường học. Ở đó, cùng với việc “Việt hóa” các tác phẩm của nước ngoài, liên kết với nhà hát quốc tế… thì việc khai thác các chất liệu văn hóa truyền thống đang giúp loại hình sân khấu này có thêm sức hút, đặc biệt là với khán giả trẻ.

Gian nan bảo vệ bản quyền

Gian nan bảo vệ bản quyền

Tròn 20 năm Việt Nam tham gia Công ước Berne (10/2004) về quyền sở hữu trí tuệ. Khoảng thời gian này không phải là ngắn, vậy nhưng tình trạng xâm phạm bản quyền ở trong nước vẫn còn phổ biến và ngày càng phức tạp.

"Đốt đuốc đi tìm"...

"Đốt đuốc đi tìm"...

Nhiều người lấy làm ngạc nhiên vì trong lúc thế giới điện ảnh vô cùng sôi động thì lại thiếu vắng những người làm phê bình điện ảnh một cách đúng nghĩa. Cùng đó cũng lại ngạc nhiên khi mà trên mạng xã hội người ta bàn tán dữ dội một bộ phim nào đó, nhưng không thấy “nhà phê bình điện ảnh” ở đâu.

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Đồ họa Việt cần tiếp cận trình độ thế giới

Trong những năm gần đây, công chúng Việt Nam thường xuyên chứng kiến tên tuổi của một số nhà thiết kế đồ họa Việt Nam xuất hiện trong các bộ phim “bom tấn” nước ngoài. Cùng với đó, những sản phẩm văn hóa trong nước sử dụng đồ họa cũng ngày càng phổ biến và mức độ hiện đại rất cao. Tuy nhiên để bắt kịp trình độ phát triển của đồ họa thế giới, chúng ta cần có chiến lược phát triển thông qua 3 trụ cột: Sáng tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Để sân khấu thành nhu cầu của khán giả

Những năm qua, hoạt động sân khấu nước ta gặp nhiều khó khăn. Làm thế nào để tạo dựng được lượng khán giả bền vững đang là vấn đề cấp thiết khiến nhiều người yêu sân khấu trăn trở.

fbytzltw