Hàn Quốc nỗ lực ngăn chặn lây lan bệnh viêm da nổi cục ở gia súc

Theo hãng tin Yonhap, ngày 30/10, giới chức Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này lên kế hoạch hoàn thành chiến dịch tiêm chủng cho gia súc trên toàn quốc từ nay đến ngày 10/11 tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm da nổi cục (LSD).

Đàn bò ăn cỏ tại trang trại ở Seosan, Hàn Quốc.

Bộ Nông nghiệp, Lương thực và Nông thôn Hàn Quốc cho biết đến nay nhà chức trách nước này đã phân phối vaccine để tiêm cho 2,43 triệu con gia súc và đang bổ sung thêm 2,1 triệu liều vaccine nữa.

Hàn Quốc đã ghi nhận 61 trường hợp gia súc mắc bệnh LSD kể từ khi trường hợp đầu tiên được phát hiện vào ngày 20/10 vừa qua. Nhà chức trách cũng đang điều tra 4 trường hợp khác nghi mắc bệnh LSD. Đến nay, số gia súc bị tiêu hủy đã tăng lên 4.107 con. Nhà chức trách cho rằng số gia súc mắc bệnh này có thể tiếp tục tăng lên vì phải mất khoảng 3 tuần những con gia súc đã được tiêm chủng mới có kháng thể.

Nhân viên y tế phong tỏa lối vào một trang trại ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, sau khi phát hiện trường hợp mắc bệnh viêm da nổi cục ở bò, ngày 21/10/2023.

LSD, hay còn gọi là bệnh da sần, được ghi nhận lần đầu tiên ở châu Phi vào năm 1929 và đã lan rộng ra hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đây là bệnh truyền nhiễm cao, gây viêm da, sốt và biếng ăn ở bò, thường dẫn tới giảm lượng sữa, thậm chí khiến bò chết. Trâu, bò nhiễm bệnh này qua trung gian truyền bệnh là muỗi và các loại côn trùng đốt khác. Tuy nhiên, bệnh này không gây nguy hiểm cho người.

TTXVN/Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw