Hàn Quốc lao đao giữa khủng hoảng chính trị và kinh tế

Thiết quân luật và cuộc luận tội lịch sử đã đẩy Hàn Quốc vào tình trạng bất ổn, khiến kinh tế suy giảm mạnh. Chỉ số tiêu dùng lao dốc, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, tỷ giá won/USD chạm đỉnh 15 năm. Trong khi đó, xuất khẩu đối mặt thách thức từ Trung Quốc và chính sách bảo hộ của Mỹ. 

Quang cảnh cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc.
Quang cảnh cảng hàng hóa ở Busan, Hàn Quốc.

Theo bình luận của Hannah Heewon Seo, Quản trị viên sự kiện tại Viện Australia trên Diễn đàn Đông Á (eastasiaforum.org) mới đây, Hàn Quốc đang trải qua một trong những thời kỳ bất ổn nhất trong lịch sử hiện đại khi tuyên bố thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol vào ngày 3/12/2024 đã gây ra tình trạng hỗn loạn chính trị và dẫn đến việc luận tội cả ông và Thủ tướng Han Duck-soo. Tình hình đó đã tạo ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế nước này.

Cụ thể, chỉ số tâm lý người tiêu dùng đã giảm mạnh xuống còn 88,4 điểm trong tháng 12/2024, giảm 12,3 điểm so với tháng trước đó (100,7). Đây là mức sụt giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2020 (-18,3) - thời điểm bắt đầu đại dịch COVID-19. Tình trạng này thể hiện rõ qua việc nhiều nhà hàng chỉ mở cửa vào buổi tối, đóng cửa ban ngày trong tuần và mùa cao điểm cuối năm gần như biến mất.

Thảm họa hàng không vào ngày 29/12/2024, khi chuyến bay 2216 của Jeju Air gặp nạn tại Sân bay quốc tế Muan, càng làm trầm trọng thêm tình hình. Chính phủ Hàn Quốc buộc phải ban hành quốc tang đến ngày 5/1/2025. Hậu quả là ngành hàng không giá rẻ chịu thiệt hại nặng nề, riêng Jeju Air đã có 68.000 lượt hủy vé chỉ trong hai ngày 29 - 30/12/2024.

Nỗ lực kích cầu của chính phủ thông qua việc kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 lên 6 ngày (25 - 30/1) đã không mang lại kết quả mong muốn. Thay vì chi tiêu trong nước, người dân lại chọn du lịch nước ngoài. Số liệu cho thấy có tới 214.000 người xuất cảnh qua Sân bay quốc tế Incheon từ 24/1 đến 2/2/2025 - con số kỷ lục kể từ khi sân bay này đi vào hoạt động năm 2001.

Bất ổn chính trị đã tác động mạnh đến thị trường tài chính. Các nhà đầu tư nước ngoài đã bán tháo hơn 700 triệu USD cổ phiếu từ 4 - 6/12, ngay sau khi thiết quân luật được áp dụng. Tỷ giá won/USD đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm, đạt 1.480 won/USD vào ngày 27/12/2024.

Ngân hàng Hàn Quốc đã phải hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 xuống còn 1,6 - 1,7%, thấp hơn mức 1,9% được dự báo hồi tháng 11/2024. Sự suy giảm này được cho là do tác động của bất ổn chính trị, nhu cầu trong nước suy yếu và dự báo xuất khẩu giảm.

Ngày 21/2, Capital Economics (CE), một viện nghiên cứu tư nhân có trụ sở chính tại Anh, đã hạ dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc từ 1,1% xuống còn 1%. CE viện dẫn cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc và tình trạng trì trệ kéo dài trong lĩnh vực bất động sản là những yếu tố chính kéo giảm tăng trưởng của Hàn Quốc.

Tình hình càng trở nên phức tạp khi các tập đoàn công nghiệp lớn của Hàn Quốc, vốn phụ thuộc vào xuất khẩu chất bán dẫn và ô tô, đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Đồng thời, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tiến hành các chính sách thương mại bảo hộ cũng đặt ra thách thức lớn cho chương trình nghị sự đối ngoại của Hàn Quốc.

Trong bối cảnh bất ổn chính trị ở Hàn Quốc tiếp diễn liên quan đến tiến trình luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol, giới doanh nghiệp lo ngại rằng Hàn Quốc chưa có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến thương mại do Mỹ khởi xướng. Những nghi ngờ đang được đặt ra rằng liệu nền kinh tế Hàn Quốc có thể lập lại đà tăng trưởng như trước đây do những biến số như bất ổn chính trị và "bom" thuế quan của Mỹ. Cho dù nền tảng cơ bản của các công ty Hàn Quốc vẫn được đánh giá ổn định, chỉ số xếp hạng tín dụng của quốc gia này vẫn vững chắc, nhưng ngày càng có nhiều nhà đầu tư quan ngại về động lực tăng trưởng.

Sự bất ổn kinh tế có thể kéo dài ít nhất đến tháng 3/2025, khi Tòa án Hiến pháp ra phán quyết liên quan đến Tổng thống Yoon. Trong bối cảnh này, bà Heewon Seo đề xuất một số giải pháp cho kinh tế Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác quốc tế với các đồng minh chủ chốt và mở rộng quan hệ với các thị trường mới nổi, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để giảm phụ thuộc, củng cố mạng lưới an toàn xã hội thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, trợ cấp thất nghiệp và phúc lợi xã hội, duy trì ổn định chính trị và đảm bảo tính nhất quán trong chính sách kinh tế, tăng cường pháp quyền và dân chủ để khôi phục niềm tin của công chúng.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thái Lan triệt phá băng nhóm tội phạm viễn thông

Thái Lan triệt phá băng nhóm tội phạm viễn thông

Chính phủ Thái Lan đang quyết liệt thực hiện các chính sách nhằm triệt phá các băng nhóm tội phạm viễn thông và nhận được sự đánh giá cao của người dân nước này. Tăng hợp tác quốc tế cũng như áp dụng “biện pháp 3 cắt” mà Thái Lan đang áp dụng đã đạt được hiệu quả cao.

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Châu Âu nỗ lực đưa AI trở thành người bạn đồng hành trong giáo dục phổ thông

Các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong trường học ở châu Âu để hỗ trợ việc giảng dạy, học tập, cũng như đánh giá kết quả rèn luyện. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học về tác động của trí tuệ nhân tạo đối với giáo dục vẫn còn rất khiêm tốn. Do đó, Pháp cũng như các nhiều nước châu Âu khác vẫn đang giữ một thái độ chừng mực trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong công tác giáo dục phổ thông.

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Tăng cường hành động bảo vệ hành tinh xanh

Các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm trên thế giới thời gian qua dù đạt một số bước tiến, song vẫn còn chậm. Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động khẩn cấp nhằm ứng phó các cuộc khủng hoảng mà hành tinh xanh đang phải hứng chịu.

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Dư luận Trung Quốc hoan nghênh Việt Nam thông qua dự án đường sắt kết nối hai nước

Trước việc Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, các cơ quan chức năng, học giả và truyền thông Trung Quốc đều bày tỏ sự hoan nghênh, đánh giá cao ý nghĩa của dự án đối với việc kết nối hạ tầng giao thông, tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại giữa hai nước.

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Xung đột ở Ukraine khoét sâu mâu thuẫn Mỹ - châu Âu

Hội nghị An ninh Munich 2025 diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - châu Âu rạn nứt nghiêm trọng, đặc biệt về vấn đề Ukraine. Khi Washington và Brussels ngày càng khác biệt trong cách tiếp cận chiến lược, liệu sự chia rẽ này có làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu?

fb yt zl tw