Hàn Quốc kiểm soát người nhập cảnh từ 7 nước châu Phi để ngừa virus Ebola

Ngày 26/2, cơ quan y tế Hàn Quốc cho biết nước này sẽ tăng cường các biện pháp kiểm dịch đối với những người nhập cảnh từ 7 quốc gia châu Phi như một phần trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola.

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng Ebola cho người dân tại Kampala, Uganda, ngày 3/2/2025.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng Ebola cho người dân tại Kampala, Uganda, ngày 3/2/2025.

Theo Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), những người nhập cảnh từ Uganda, Nam Sudan, Rwanda, Kenya, Cộng hòa Dân chủ Congo, Tanzania và Ethiopia sẽ phải tuân thủ các biện pháp kiểm dịch.

Theo quy định trên, những người nhập cảnh từ 7 quốc gia trên sẽ phải khai báo với nhân viên kiểm dịch về các triệu chứng bất thường trên cơ thể, như sốt và phát ban, khi nhập cảnh vào Hàn Quốc.

"Virus Ebola không lây lan nhanh ở các quốc gia khác vì nó chỉ truyền qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể hoặc mô của người nhiễm bệnh, nhưng chúng tôi đang nỗ lực giảm thiểu nguy cơ lây lan tại Hàn Quốc," Ủy viên KDCA Jee Young-mee cho biết.

Động thái trên của Hàn Quốc đưa đưa ra sau khi tình hình dịch bệnh liên quan đến virus Ebola tiếp tục lan rộng tại một số quốc gia châu Phi. Trong đó, giới chức y tế Uganda ngày 30/1 xác nhận 1 ca tử vong do mắc Ebola tại thủ đô Kampal. Phía Uganda cho biết người đàn ông tử vong là một nhân viên y tế, nhiễm chủng Ebola Sudan - chủng hiện chưa có thuốc điều trị hoặc vaccine được cấp phép.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến ngày 20/2, Uganda đã báo cáo tổng cộng 9 ca mắc bệnh do virus Ebola Sudan, trong đó có 1 ca tử vong, kể từ khi dịch được công bố vào ngày 30/1/2025. Tám bệnh nhân đã được điều trị tại các trung tâm y tế ở thủ đô Kampala và thành phố Mbale, sau đó được xuất viện vào ngày 18/2 sau khi có 2 lần kết quả xét nghiệm âm tính cách nhau 72 giờ. Tính đến thời điểm trên, 58 người tiếp xúc gần vẫn đang được theo dõi tại các cơ sở cách ly được chỉ định ở Jinja, Kampala và Mbale.

Ngày 3/2, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Bộ Y tế Uganda đã bắt đầu thử nghiệm vaccine ngừa chủng virus Ebola Sudan với sự hỗ trợ của cơ quan Liên hợp quốc. Trên mạng xã hội X, ông Tedros cho biết việc thử nghiệm vaccine này diễn ra với “tốc độ kỷ lục”, trong khi vẫn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về quy định và đạo đức của quốc tế và quốc gia.

Cuộc thử nghiệm được triển khai chỉ 4 ngày sau khi Uganda xác nhận đợt bùng phát dịch bệnh mới nhất. Thử nghiệm sử dụng vaccine do Sáng kiến Vaccine phòng chống AIDS quốc tế (IAVI) tài trợ, với sự hỗ trợ tài chính từ WHO và các đối tác. Theo WHO, 2.160 liều vaccine đã được chuyển đến Kampala từ ngày 31/1 để chuẩn bị cho việc thử nghiệm.

Tại Uganda, đây là lần thứ 6 quốc gia này phải đối mặt với đợt bùng phát Ebola Sudan, một chủng virus nguy hiểm chưa có vaccine được phê duyệt. Đợt bùng phát dịch Ebola hiện nay ở một vùng đô thị như Kampala đang làm dấy lên nỗi lo ngại đặc biệt về khả năng bùng phát lây lan bệnh diện rộng hơn.

Người nhiễm virus này có tỷ lệ tử vong cao, dao động từ mức 41% đến 70% trong các đợt bùng phát trước đây. Do chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị đặc hiệu được cấp phép để phòng ngừa và chữa trị nên mức độ ảnh hưởng của căn bệnh này đối với cộng đồng vẫn đang ở mức cao. Việc phát hiện sớm, chẩn đoán kịp thời và chăm sóc hỗ trợ tối ưu có thể giúp tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Virus Ebola lây truyền từ người sang người thông qua dịch cơ thể, với các triệu chứng chính là sốt, nôn mửa, chảy máu và tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 đến 21 ngày, và người bệnh chỉ có khả năng lây nhiễm sau khi xuất hiện các triệu chứng. Đợt bùng phát dịch Ebola tồi tệ nhất xảy ra ở Tây Phi từ năm 2013 đến 2016, cướp đi sinh mạng của hơn 11.300 người. Cộng hòa Dân chủ Congo cũng phải hứng chịu hơn 10 đợt bùng phát dịch bệnh, trong đó đợt dịch lớn vào năm 2020 đã khiến 2.280 người tử vong. Năm 2022, Uganda ghi nhận đợt bùng phát do Ebola Sudan gây ra, khiến 164 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 55 người tử vong.

Theo baotintuc.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw