Hamas và hàng loạt quốc gia phản đối kế hoạch của Mỹ tại Gaza

Hamas cho rằng đề xuất của Tổng thống Mỹ tương đồng quan điểm của Israel trong việc di dời người dân Palestine khỏi Dải Gaza và xóa bỏ nỗ lực đấu tranh của người Palestine vì một giải pháp 2 nhà nước.

Ngày 5/2, sau đề xuất bất ngờ của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc "tiếp quản" Dải Gaza và di dời người Palestine tới một địa điểm mới do một hoặc nhiều quốc gia Trung Đông cung cấp, Phong trào Hồi giáo Hamas và hàng loạt nước trên thế giới đã lên tiếng phản đối điều này.

Người phát ngôn Phong trào Hamas Abdel Latif al-Qanou cho rằng đề xuất của Tổng thống Mỹ tương đồng quan điểm của Israel trong việc di dời người dân Palestine khỏi Dải Gaza và xóa bỏ nỗ lực đấu tranh của người Palestine vì một giải pháp hai nhà nước.

Cũng theo Hamas, việc thực hiện đề xuất này sẽ chỉ làm leo thang căng thẳng trong khu vực Trung Đông.

Cùng ngày, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) cũng phản đối mạnh mẽ phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc di dời cư dân tại Dải Gaza đến các nước láng giềng.

Tổng thư ký Ủy ban điều hành PLO Hussein al-Sheikh nhấn mạnh giải pháp hai nhà nước, dựa trên luật pháp quốc tế vẫn là con đường khả thi duy nhất dẫn đến hòa bình và ổn định.

Từ Nga, Ngoại trưởng Sergei Lavrov tuyên bố đề xuất của Tổng thống Trump về việc di dời người Palestine khỏi Dải Gaza là biểu hiện phá bỏ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Tối 4/2, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh rằng cách duy nhất để giải quyết xung đột Trung Đông là thông qua việc thành lập một nhà nước Palestine tồn tại song song với Israel.

Đây là luận điểm được ghi nhận trong nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, được đa số áp đảo các quốc gia liên quan đến vấn đề này chia sẻ.

Ông Peskov cho biết thêm rằng các nước Arab cũng đã bác bỏ ý tưởng tái định cư người dân Palestine mà Tổng thống Mỹ nêu ra.

Trong khi đó, Ai Cập kêu gọi nhanh chóng tái thiết Gaza, đồng thời lưu ý Chính quyền Palestine nên “đảm nhận nhiệm vụ của mình” và người dân không phải rời khỏi dải đất này.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Hakan Fidan tuyên bố phát ngôn của Tổng thống Mỹ về kế hoạch tiếp quản Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột là "không thể chấp nhận," đồng thời nhấn mạnh bất kỳ kế hoạch nào "gạt người Palestine” khỏi nơi này đều sẽ gây thêm xung đột.

Cũng trong ngày 5/2, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đã lên tiếng phản đối đề xuất nói trên của người đồng cấp Mỹ là “vô nghĩa.”

Cùng chung quan điểm, Ngoại trưởng Anh David Lammy nhấn mạnh cần phải đảm bảo người Palestine có tương lai trên quê hương của họ ở Gaza và Bờ Tây.

London vẫn bày tỏ tin tưởng rằng cần thúc đẩy việc đạt được giải pháp hai nhà nước.

Tương tự, ngày 5/2, Thủ tướng Australia Anthony Albanese khẳng định nước này ủng hộ lập trường về một giải pháp hai nhà nước để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Gaza; ủng hộ lệnh ngừng bắn, ủng hộ việc thả con tin và sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động viện trợ vào Gaza./.

Theo vietnamplus.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Lào chủ động ứng phó thiên tai trong mùa mưa lũ 2025

Chủ động ứng phó với lũ lụt, kịp thời hỗ trợ, khắc phục khẩn trương hậu quả thiên tai, điều tiết xả lũ… là các biện pháp đang được Lào chủ động thực hiện nhằm đảm bảo phòng chống, ứng phó thiên tai kịp thời, hiệu quả mùa mưa lũ.

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

EU thảo luận vấn đề Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ và xung đột ở Trung Đông

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) tại Brussels (Bỉ) diễn ra từ ngày 26 - 27/6, các nhà lãnh đạo đã tập trung thảo luận về việc tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, đàm phán thương mại với Mỹ nhằm tránh nguy cơ bị áp thuế cao và ứng phó với tình hình nhân đạo ngày càng nghiêm trọng tại Dải Gaza.

UAV Shahed trong khu trưng bày.

Câu trả lời của Ukraine cho làn sóng tấn công bằng UAV Shahed Nga

Để đối phó với làn sóng tấn công trên không của Nga, Ukraine cần tập trung vào 3 ưu tiên: mở rộng các trung tâm đào tạo phi công UAV đánh chặn, tài trợ cho các dự án phát triển máy bay không người lái (UAV) nội địa thế hệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ ngành công nghiệp UAV quốc gia.
Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol tại Tòa án Hiến pháp ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/1/2025. Ảnh tư liệu

Công tố viên đặc biệt xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Ngày 24/6, Công tố viên đặc biệt của Hàn Quốc, do ông Cho Eun Suk đứng đầu, đã đệ đơn xin lệnh bắt giữ cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol lên Tòa án Trung tâm Seoul, với lý do ông đã từ chối 3 lệnh triệu tập của cảnh sát liên quan đến các cáo buộc về việc tuyên bố thiết quân luật ngày 3/12/2024.
fb yt zl tw