Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Mới đây, ngành văn hóa một tỉnh miền núi phía bắc vừa kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động dịch vụ cho thuê trang phục truyền thống nước ngoài tràn lan để du khách chụp ảnh tại một điểm du lịch nổi tiếng và vận động sử dụng trang phục dân tộc bản địa. Sự việc chỉ đến sau khi một nam blogger du lịch nổi tiếng đăng bài chia sẻ, thu hút sự chú ý của người dùng mạng xã hội về vấn đề này. Đáng mừng là đa số ý kiến đều ủng hộ hạn chế sử dụng trang phục nước khác khi check-in các điểm du lịch ở Việt Nam.

Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ảnh 1
Khách du lịch mặc áo dài tham quan Khu di tích cố đô Huế.

Mặc trang phục đặc trưng của nước ngoài để chụp ảnh tại các khu du lịch Việt Nam là quảng bá hết sức vô duyên cho văn hóa nước ngoài, thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc và có thể khiến du khách quốc tế hiểu nhầm. Thay vào đó nên khuyến khích check-in với trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số ở địa phương, vừa nổi bật, vừa phù hợp với khung cảnh.

Một hoa hậu nổi tiếng và có ảnh hưởng trong giới trẻ cũng đã lên tiếng xin lỗi vì nhận được nhiều chỉ trích của cộng đồng, vì từng đăng ảnh mặc đồ cổ trang nước ngoài tại một điểm du lịch nổi tiếng. Mặt khác, một số ý kiến cũng chỉ ra rằng hiện tượng này không chỉ do du khách mà chính các hộ kinh doanh, dân địa phương cũng góp phần. Có khi chính họ cũng không biết, không quan tâm trang phục đó của nước nào, chỉ thấy trào lưu chụp ảnh check-in như vậy thì nhập về phục vụ du khách.

Thực tế, tại nhiều điểm du lịch phổ biến khác như: Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Tràng An (Ninh Bình), Đà Lạt (Lâm Đồng)... lâu nay tràn lan các gian hàng cho thuê đồ truyền thống các dân tộc nước ngoài phục vụ khách “sống ảo”. Một nhiếp ảnh gia kỳ cựu cũng đã có lần chia sẻ đầy ngao ngán rằng đi tham quan bản Cát Cát (Sa Pa) mà ngỡ như lạc sang Mông Cổ vì phải đến 90% du khách đến đây mặc như vậy, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Trong khi không ít du khách nước ngoài đến Việt Nam rất yêu thích áo dài và trang phục thổ cẩm rực rỡ của đồng bào các dân tộc thiểu số, thì chính người Việt lại quảng cáo cho những bộ đồ xa lạ trên quê hương mình. Năm ngoái, một ngôi nhà cổ ở xã Ninh Xuân (Hoa Lư, Ninh Bình) sau vài bộ ảnh đẹp lan truyền trên mạng đã trở nên “hot”, du khách kéo đến nườm nượp.

Tuy nhiên, các bạn trẻ đua nhau mặc trang phục truyền thống nước ngoài để chụp ảnh và cũng gây tranh cãi. Nhiều bình luận trên các diễn đàn du lịch cho rằng mặc dù điều đó không sai trái về mặt luật pháp hay đạo đức, nhưng đáng lẽ du khách Việt nên trân trọng văn hóa điểm đến cũng như lan tỏa hình ảnh đẹp của đất nước, có thể chọn áo dài và nón lá, áo tứ thân và nón quai thao, hay cổ phục Việt Nam...

Theo thông tin mới, sau khi được chính quyền địa phương, đơn vị quản lý giải thích và vận động, các hộ kinh doanh dịch vụ ở các điểm du lịch đã nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa bản địa. Ngành văn hóa cũng đã có ý kiến với các khu du lịch khác để tuyên truyền, nâng cao ý thức về việc loại bỏ trang phục ngoại lai, chỉ cho thuê trang phục truyền thống của các dân tộc sinh sống ở địa phương...

Nếu như cách tân thì vẫn phải bảo đảm giữ lại yếu tố bản sắc truyền thống trong kiểu dáng, hoa văn thổ cẩm, góp phần xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh địa phương.

Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành đền Đồng Ân xã Thái Niên giai đoạn 1

Khánh thành đền Đồng Ân xã Thái Niên giai đoạn 1

Ngày 3/6, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn 1 công trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa đền Đồng Ân xã Thái Niên, nhằm phát huy giá trị di tích lịch sử dân tộc, tri ân công đức vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn, người có công lãnh đạo quân và dân ta 3 lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông.

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang Tổ quốc Việt Nam"

Chương trình nghệ thuật "Vinh quang Tổ quốc Việt Nam"

Tối 3/6, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023), chào mừng Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XV, hướng tới kỷ niệm 35 năm thành lập Báo Đại biểu Nhân dân (5/10/1988-5/10/2023), Báo Đại biểu Nhân dân chủ trì, phối hợp với một số đơn vị tổ chức Chương trình nghệ thuật 'Vinh quang Tổ quốc Việt Nam'.

“Vũ điệu cao nguyên” bừng sáng cung đường

“Vũ điệu cao nguyên” bừng sáng cung đường

Với chủ đề “Vũ điệu cao nguyên”, chương trình Lễ hội đường phố trong khuôn khổ Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa hè 2023 khiến không gian đường phố Bắc Hà trở nên sôi động và đầy náo nhiệt trong chiều 3/6.

Mãn nhãn màn khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

Mãn nhãn màn khai mạc Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023

Tối 2/6, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2023 - DIFF 2023 khai mạc. Dự lễ khai mạc có ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch nước; ông Nguyễn Đức Hải, Phó Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cùng hàng ngàn du khách và người dân Đà Nẵng.

Ngày Quốc tế Yoga năm 2023 sẽ diễn ra tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam

Ngày Quốc tế Yoga năm 2023 sẽ diễn ra tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9, Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội sẽ tổ chức Ngày Quốc tế Yoga tại hơn 35 tỉnh, thành Việt Nam, bao gồm các địa điểm nổi bật như đỉnh Fansipan (Sa Pa, Lào Cai), hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) và các địa điểm khác trên cả nước. Dự kiến sẽ có hơn 10.000 người tham gia các sự kiện này.

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo Bác

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học và làm theo Bác

Trong khuôn khổ Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề 'Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh', hoạt động quảng bá đã phát huy tương đối hiệu quả vai trò 'thiết chế văn hóa' trong việc tuyên truyền, giới thiệu gương điển hình tiêu biểu, tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề trên.

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Hơn 400 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm Tranh thiếu nhi Toàn quốc 2023

Diễn ra từ ngày 31/5-10/6, tại Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam (số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội), Cuộc thi và triển lãm Tranh thiếu nhi toàn quốc năm 2023 có 401 bức tranh được trưng bày và trao giải thưởng được tuyển chọn từ hơn 38 nghìn tác phẩm dự thi của các em thiếu niên, nhi đồng trên toàn quốc.

Độc đáo đường chỉ thêu của người Xá phó

Độc đáo đường chỉ thêu của người Xá phó

Bao đời nay, người Xá Phó thôn Nậm Rịa, xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) sống bình yên bên núi rừng. Gắn bó với thiên nhiên, nên đời sống sinh hoạt, văn hóa của họ cũng mang đậm hơi thở vùng cao. Điều này được thể hiện rõ nét qua những đường thêu của phụ nữ Xá Phó tái hiện cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, cuộc sống lao động miền sơn cước dung dị và nhiều ý nghĩa.

Điện ảnh và du lịch: Đồng hành để phát triển

Điện ảnh và du lịch: Đồng hành để phát triển

Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy: Phim ảnh và âm nhạc là con đường để 'tiếp thị' hình ảnh đất nước, con người nhanh, hiệu quả. Sở hữu kho tài sản khổng lồ về bối cảnh phim nhưng điện ảnh Việt Nam vẫn chưa thật sự 'làm giàu' được từ khối tài sản này, là điều trăn trở của các cơ quan quản lý và các nhà sản xuất phim.

fb yt zl tw