Giúp người học thuận lợi tiếp cận việc làm

Tổ chức ngày hội việc làm, hợp tác với doanh nghiệp để người học có nơi thực tập tốt, chương trình đào tạo hợp tác quốc tế, xây dựng cổng tuyển dụng trực tuyến... là những cách mà các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh đang triển khai để giúp sinh viên sớm có việc làm sau khi ra trường.

Vừa qua, 28 sinh viên thuộc Khoa Kinh tế - Du lịch (Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai) đã được lựa chọn đi thực tập và trải nghiệm văn hóa tại Trường Đại học Udon Thani Rajabhat (Thái Lan). Đây là một trong những nội dung thuộc chương trình ký kết hợp tác trao đổi sinh viên giữa Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai và Trường Đại học Udon Thani Rajabhat nhằm nâng cao khả năng thực hành ngoại ngữ cho sinh viên cũng như tính tích cực, năng động, tiếp cận với văn hóa của các nước bản ngữ.

2.png

Không chỉ riêng Khoa Kinh tế - Du lịch, mỗi năm, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đều có những hoạt động trao đổi, hợp tác để sinh viên ở tất cả các chuyên ngành học có cơ hội tiếp cận, giao lưu quốc tế. Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai đang hợp tác chiến lược với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc các lĩnh vực nông - lâm nghiệp, du lịch, văn hóa, như Viện Di truyền nông nghiệp, Viện Chăn nuôi, Sun Group vùng Tây Bắc, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinacam, khách sạn Sapa Jade Hills, Tổ chức Sáng kiến nâng cao năng lực cộng đồng khu vực Đông Nam Á (SEARICE), Trung tâm Nâng cao năng lực cộng đồng và Phát triển nông thôn (ICERD), Công ty Văn hóa Phúc Lai Đức (Bắc Kinh, Trung Quốc), Trường Đại học Udon Thani Rajabhat (Thái Lan)... Những năm gần đây, tỷ lệ sinh viên của phân hiệu tìm được việc làm sau tốt nghiệp luôn đạt hơn 96% mỗi năm.

VLam.png

Để nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng nghề cho học sinh, sinh viên, Khoa Điện - Điện tử của Trường Cao đẳng Lào Cai đã xây dựng phương án cho sinh viên được nghiên cứu khoa học cùng thầy cô giáo, đồng thời tổ chức đưa sinh viên đến một số doanh nghiệp, trường học, UBND xã, nhà văn hóa để bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế các thiết bị điện và nhận thiết bị điện đã hỏng về lớp học bảo dưỡng, sửa chữa. Phương pháp này giúp sinh viên tiếp cận với công việc thực tế, nâng cao trình độ tay nghề mà các em sẽ làm sau khi tốt nghiệp.

3.png

Cách làm trên không chỉ nhận được sự tham gia, hưởng ứng của sinh viên, mà còn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn các huyện Văn Bàn, Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Mường Khương và thị xã Sa Pa... Tất cả đều tin tưởng và tạo điều kiện để học sinh, sinh viên được kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện, hệ thống điện của cơ quan, nhà dân.

Giảng viên Nguyễn Thị Thanh Hoa, Khoa Điện - Điện tử, Trường Cao Đẳng Lào Cai cho biết: Trong quá trình đi thực tế, các em được thầy cô hướng dẫn xác định những thiết bị hỏng, tìm nguyên nhân và biện pháp sửa chữa, thay thế thiết bị mới cùng chủng loại hoặc tương đương sao cho đúng công năng sử dụng.

5.png

Những năm gần đây, các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh đã chủ động phối hợp với doanh nghiệp liên kết, đặt hàng đào tạo, tuyển dụng học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào làm việc tại các nhà máy, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh sau tốt nghiệp. Nhiều doanh nghiệp tham gia các buổi lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp để làm công tác tuyển dụng đối với học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp.

Qua khảo sát việc làm và thu nhập đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp thì tỷ lệ có việc làm và tiếp tục học tiếp lên cao đạt 80 - 100%, có thu nhập bình quân khoảng 5 - 10 triệu đồng/người/tháng. Riêng đối với sinh viên trình độ cao đẳng, tỷ lệ ngay sau khi tốt nghiệp có việc làm đạt 80 - 100%, trong đó nhiều ngành nghề có sinh viên có việc làm ngay đạt 100% như nghề hàn, công nghệ ô tô, hướng dẫn viên du lịch, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, kỹ thuật xây dựng, tiếng Trung Quốc.

6.png
Nhiều hoạt động thực hành, thực tập được các trường chuyên nghiệp tổ chức nhằm giúp sinh viên có thêm trải nghiệm, kiến thức, kỹ năng nghề trước khi ra trường.

Ông Đinh Văn Thơ, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết: Chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến rõ rệt. Kỹ năng nghề của người tốt nghiệp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được nâng lên. Ở nhiều nghề trọng điểm, kỹ năng nghề của lao động trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia và khu vực. Hơn 80% người học có việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Thậm chí, ở một số nghề và một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tỷ lệ này đạt gần 100%.

1.png

Cùng với sự nỗ lực trong công tác dạy và học của các nhà trường, sự tham gia của các doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực lao động có tay nghề đã và đang tạo điều kiện cho sinh viên các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều thuận lợi, dễ tiếp cận công việc sau khi ra trường.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ trương tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9.

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Nỗ lực khắc phục thiệt hại, đảm bảo công tác y tế

Hoàn lưu cơn bão số 3 đã gây nhiều ảnh hưởng, hư hại cơ sở vật chất, trang - thiết bị của ngành y tế. Ngành y tế đã và đang nỗ lực vừa khắc phục hậu quả thiên tai vừa đảm bảo công tác điều trị, cấp cứu người bệnh và thực hiện nhiệm vụ dự phòng.

Đứa bé sống sót

Đứa bé sống sót

Bé Sùng A Nhà (sinh năm 2021) vốn dĩ có một cuộc sống bình yên, hạnh phúc trong căn nhà nhỏ với gia đình tại thôn Hòa Bình, xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai. Nhưng rồi, cuộc đời của em đã thay đổi mãi mãi sau trận sạt lở đất kinh hoàng vào rạng sáng 9/9 chôn vùi ngôi nhà của em dưới hàng nghìn khối đất đá. Cha mẹ, chị và em gái đã vĩnh viễn ra đi, để lại đứa bé 3 tuổi non nớt chưa thể hiểu rằng: Mình đã trở thành trẻ mồ côi!

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc (Bắc Hà) trong suốt hơn nửa tháng qua.

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

[Ảnh] Chăm sóc, phát triển thể trạng cho trẻ em ở vùng cao Bát Xát

Trên địa bàn huyện Bát Xát, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được chú trọng. Trung tâm Y tế huyện đã và đang triển khai nhiều biện pháp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ như: tổ chức các buổi thực hành dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai và bà mẹ có con dưới 5 tuổi; bổ sung vitamin A cho trẻ; cấp phát các sản phẩm vi chất dinh dưỡng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong chăm sóc trẻ…

Đoàn thiện nguyện Hải Phòng tặng quà người dân vùng lũ Bắc Hà và Si Ma Cai

Đoàn thiện nguyện Hải Phòng tặng quà người dân vùng lũ Bắc Hà và Si Ma Cai

Trong 2 ngày (24 - 25/9), đoàn thiện nguyện Hải Phòng (gồm Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt - Sing, Công ty Đầu tư Dịch vụ du lịch Quang Minh, Công ty Bảo vệ An Khuê và một số doanh nghiệp trên địa bàn) đã đến thăm, động viên và tặng quà hỗ trợ người dân các xã Nậm Đét, Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà) và xã Lùng Thẩn (huyện Si Ma Cai) khắc phục hậu quả thiên tai.

Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (26/9): Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét

Đêm nay và ngày mai (26/9), chịu ảnh hưởng của rìa phía Bắc rãnh áp thấp có trục qua Bắc Trung Bộ kết hợp với rìa Tây Nam lưỡi áp cao lục địa tăng cường sau ổn định nên thời tiết các địa phương trong tỉnh có mây thay đổi, không mưa, ngày trời nắng, gió nhẹ; vùng cao đêm về sáng trời lạnh; vùng núi cao trời rét.

Siết quy định, đừng để "nghẹt thở"

Siết quy định, đừng để "nghẹt thở"

Việc cơ quan quản lý đưa ra quy định về số lượng học viên trên một xe tập lái nhằm đảm bảo thời gian học thực hành lái xe ở góc độ nào đó là phù hợp. Tuy vậy, không nên quy định cứng nhắc phương thức vận hành đến từng phương tiện, làm khó cả giáo viên dạy lái và cơ sở đào tạo.

[Ảnh] Phơi thóc sau bão lũ

[Ảnh] Phơi thóc sau bão lũ

Bát Xát là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt mưa lũ vừa qua với nhiều thiệt hại về người, công trình hạ tầng, nhà ở, tài sản của Nhân dân. Sau mưa lũ, nhiều diện tích lúa bị sạt lở vùi lấp, ngập úng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng.

fbytzltw