Giữ nghề làm "chúp cọ"

Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 1
LCĐT - Nón lá cọ (tiếng Tày là chúp cọ) là vật dụng quen thuộc, nét văn hoá độc đáo của người Tày xã Bản Liền, huyện Bắc Hà. Giữa những đổi thay của cuộc sống, những người phụ nữ Bản Liền vẫn cần mẫn giữ cho chiếc nón truyền thống của dân tộc mình vẹn nguyên giá trị.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 2
Không biết tự bao giờ cây cọ đã gắn bó với đời sống đồng bào Tày xã Bản Liền. Chỉ biết cọ tồn tại như một lẽ tự nhiên, lá dùng để lợp mái cho những nếp nhà người Tày và được phụ nữ nơi đây khéo léo đan thành những chiếc nón che mưa, che nắng. Theo kinh nghiệm, lá cọ được chọn để làm nón phải là lá bánh tẻ, có tán lá to vừa đủ, sau đó được mang phơi héo để dễ tạo hình.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 3
Khác với nón của người Kinh được ghép từ những mảnh lá nhỏ (từ cây nón) đã được phơi và làm cho trắng muốt, nón lá của người Tày ở Bản Liền được làm từ 2 tàu lá cọ nguyên bản. Người làm nón phải khéo léo bẻ cuống sao cho 2 chiếc lá ráp khít vào nhau rồi khâu lại.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 4
Tre được chọn để làm nón cũng phải là những cây bánh tẻ mọc được 1 năm, có đốt dài khoảng 60 cm trở lên để đạt độ dẻo nhất định, dễ tạo hình.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 5
Tre sau khi được chẻ nhỏ thành thanh, người làm nón sẽ khéo léo uốn thành các hình tròn với kích cỡ khác nhau, sau đó buộc cố định bằng sợi giang. 
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 6
Mỗi chiếc nón gồm hai phần: Phần ngoài được xếp theo hình chóp gồm 2 tàu lá cọ ghép vào nhau, phần bên trong là những thanh tre được uốn tròn nhiều kích cỡ khác nhau để tạo khung.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 7
Phần lá cọ thừa được khéo léo cắt gọn cho vừa với độ dài của nón.
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 8
Mặc dù không quá cầu kỳ và tinh xảo nhưng để tạo ra một chiếc nón vẫn cần rất nhiều công đoạn. Công đoạn quan trọng cuối cùng làm nên chiếc nón là lợp và khâu nón. Chỉ khâu nón là những sợi cước nhỏ trong suốt. Khi khâu đòi hỏi người làm phải tinh mắt sao cho các mũi kim bám sát khung, khâu đều nhau. 
Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 9

Việc làm nón lá cọ chủ yếu được phụ nữ Tày thực hiện vào thời gian rảnh rỗi. Nón sau khi được làm sẽ được bán tại phiên chợ thứ Năm hàng tuần tại xã Bản Liền với giá từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng mỗi chiếc. Hội Phụ nữ xã đã vận động chị em phụ nữ duy trì nghề, trước là để tăng thu nhập, sau là hướng tới khôi phục nghề truyền thống. 

Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 10

Để bảo tồn nghề làm "chúp cọ", các nghệ nhân đã tới tận trường học để truyền dạy cho học sinh.

Trong ảnh: Nghệ nhân làm nón Vàng Thị Niêu đang dạy học sinh THCS của các xã Tà Chải, Bản Phố, Tả Van Chư, Bảo Nhai, Bản Cái, Cốc Ly (huyện Bắc Hà) làm nón lá cọ.

Giữ nghề làm "chúp cọ" ảnh 11

Theo truyền thống, khi các cô gái Tày về nhà chồng thì ngoài lễ vật cưới hỏi còn có thêm chiếc nón lá cọ. Chiếc nón thể hiện sự khéo léo của người con gái và ngụ ý ước mong cuộc sống hạnh phúc đến khi "đầu bạc răng long". Những năm gần đây, du lịch cộng đồng ở xã Bản Liền được đánh thức tiềm năng và đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, nón lá cọ không chỉ phục vụ nhu cầu của người dân địa phương mà dần trở thành sản phẩm làm quà lưu niệm mang giá trị bản sắc văn hóa đối với du khách. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để sản phẩm nón lá cọ của người Tày ở Bản Liền có cơ hội được quảng bá rộng rãi hơn, đồng thời tiếp thêm động lực để những hội viên phụ nữ nơi đây kiên trì gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Tập trung cao độ “canh lửa, giữ rừng”

Những ngày này, các cánh rừng thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Sa Pa) đang ở mức cảnh báo cháy rừng cấp IV (cấp nguy hiểm) và cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Đây là khoảng thời gian những người thực hiện nhiệm vụ “canh lửa, giữ rừng” phải tập trung cao độ nhất.

Sắc tím hoa bằng lăng

Sắc tím hoa bằng lăng

Những ngày đầu hè, khi đi dạo xung quanh những con phố của thành phố Lào Cai, ta có thể dễ dàng bắt gặp những cây hoa tím mộng mơ, khoe sắc dưới những tia nắng mùa hạ.

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Độc đáo điệu dân vũ của người Bố Y “đất thép”

Như mạch nguồn chảy mãi, người Bố Y ở vùng “đất thép” Mường Khương vẫn lưu giữ được nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ trang phục, thói quen sinh hoạt đến các điệu dân ca, dân vũ. Một ngày đến với bản nhỏ Lao Hầu ở xã Thanh Bình, được hòa mình vào những điệu dân vũ là một ngày được “sống” trong những giá trị văn hóa bao đời.

Mùa cấy lúa trên ruộng bậc thang

Mùa cấy lúa trên ruộng bậc thang

Sau đợt hán hán kéo dài, những ngày gần đây tranh thủ "cơn mưa vàng", đồng bào vùng cao tích cực ra đồng cày bừa để cấy vụ lúa duy nhất trong năm cho kịp thời vụ. Không khí lao động trên các cánh đồng ruộng bậc thang diễn ra tích cực, khẩn trương.

Người Dao Văn Bàn giữ nghề dệt

Người Dao Văn Bàn giữ nghề dệt

Giữa guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, ở thôn Bản Mai, xã Tân Thượng (Văn Bàn), những phụ nữ Dao Họ vẫn cần mẫn đêm ngày bên khung cửi. Không chỉ để làm ra các trang phục cổ truyền độc đáo, họ còn mong muốn giữ gìn và lưu truyền nghề dệt hàng trăm năm tuổi của dân tộc mình.

Hoa Phượng rực rỡ giữa thành phố Lào Cai

Hoa Phượng rực rỡ giữa thành phố Lào Cai

Mới đầu tháng 5 nhưng hoa Phượng đã nở rộ trên nhiều tuyến phố của thành phố Lào Cai, báo hiệu hè về. Đây cũng là loài hoa gợi nhớ bao ký ức tươi đẹp về một thời cắp sách đến trường của lớp lớp học trò…

Bừng sáng đêm Lào Cai

Bừng sáng đêm Lào Cai

Nằm trải dài bên đôi bờ sông Hồng, thành phố Lào Cai yên bình với những đường phố rộng mở và rực rỡ với những ánh sáng của đèn điện tỏa ra từ các khu trung tâm thành phố, khu hành chính mới.

Cánh yến trong ngày hội

Cánh yến trong ngày hội

Nghĩa Đô (Bảo Yên) là vùng đất chứa đựng nhiều nét văn hóa truyền thống mang ý nghĩa gắn kết cộng đồng sâu sắc. Một trong số đó có trò chơi dân gian đánh yến đã và đang được đồng bào Tày nơi đây gìn giữ, truyền lại và diễn xướng mỗi mùa lễ hội.

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Những công trình kiến trúc đẹp ở thành phố Lào Cai

Sau hơn 30 năm tái lập tỉnh, từ một thị xã hoang tàn do chiến tranh biên giới, thành phố Lào Cai hôm nay đã có một vóc dáng mới rộng dài và hiện đại nằm ven sông Hồng đỏ nặng phù sa. Trên thành phố, nhiều công trình kiến trúc được xây dựng là biểu tượng cho giá trị tinh thần và văn hóa của vùng đất biên cương trù phú và thơ mộng.

Sa Pa lấp lánh mùa nước đổ

Sa Pa lấp lánh mùa nước đổ

Ngày đầu mùa hè này, lên vùng núi cao Suối Thầu (nay thuộc xã Liên Minh) của thị xã Sa Pa, du khách sẽ có cơ hội ngắm những khu ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp như tranh thủy mạc.

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Quy trình "vàng" sản xuất trà ô long

Báo Lào Cai - Trà ô long là loại trà đặc thù, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong cách chế biến, trải qua rất nhiều công đoạn khác nhau và mất khoảng 36 đến 48 giờ liên tục mới cho ra thành phẩm hoàn chỉnh. Quy trình sản xuất trà ô long ở xã Cao Sơn, huyện Mường Khương sẽ được bật mí trong chùm ảnh dưới đây nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách tạo ra những viên trà tươi xanh, thơm ngát.

Sắc hoa trên đỉnh Ky Quan San

Sắc hoa trên đỉnh Ky Quan San

Báo Lào Cai - Sinh trưởng, phát triển ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, thường xuyên phải chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, nhưng mùa nào cũng có rất nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc trên đỉnh núi Ky Quan San. Đỉnh núi cao thứ tư Việt Nam vốn hoang sơ, hùng vĩ, khi được tô điểm bởi sắc hoa rực rỡ đã trở nên thơ mộng, lung linh, hấp dẫn du khách xa gần.

Nơi làm lại những cuộc đời lầm lỡ

Nơi làm lại những cuộc đời lầm lỡ

LCĐT - Đón nhận hàng trăm cuộc đời lạc hướng, lầm lỡ bằng tình yêu thương và trách nhiệm, Cơ sở cai nghiện ma tuý số 1 (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lào Cai) đã và đang giúp họ "vẽ" lại cuộc đời.
fb yt zl tw