Giữ điệu khèn Mông

Đến xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương), hỏi người múa khèn giỏi nhất vùng này, bà con đều giới thiệu ông Thào Chính Phà, thôn Bản Phố, năm nay gần 60 tuổi. Ngoài công việc đồng áng, tranh thủ thời gian rảnh rỗi, ông lại dạy bà con và học sinh trong xã những điệu múa khèn truyền thống của người Mông.

z4644041091555_957e26f5213b24d286431e0f404a8060.jpg

Ông Thào Chính Phà bảo, khi còn nhỏ, từ lúc biết cưỡi trâu lên nương đã được bố (là ông Thào Sáo Lùng) dạy những điệu múa khèn cơ bản. Đến năm 14 tuổi, ông đã có thể theo bố đi múa khèn trong các đám hiếu, đám hỉ, lễ hội Gầu tào. Đối với mỗi người Mông, tiếng khèn gắn bó với cả cuộc đời từ khi sinh ra đến khi khuất núi nên học múa khèn là bài học quan trọng để giữ gìn bản sắc dân tộc. Vì thế, hằng ngày ông truyền dạy cho các con những bài khèn mà ông đã luyện tập thành thục qua nhiều năm.

z4644041094591_e9fa5e55a81d9de69372cd8bd1fb822b.jpg

Trên khoảng sân rộng, ông Thào Chính Phà và con trai Thào Chẩn Vang (12 tuổi) biểu diễn cho chúng tôi xem những bài múa khèn thường dùng trong các lễ hội của người Mông. Bước đi uyển chuyển, lúc nhanh thoăn thoắt, lúc khoan thai, kết hợp với động tác tay múa cây khèn điêu luyện, ông Thào Chính Phà thể hiện là một nghệ nhân khèn thực thụ. Học theo bố, cậu bé Thào Chẩn Vang cũng đã biết múa khèn và tỏ ra rất say mê với nghệ thuật này.

Theo ông Phà, múa khèn khó nhất là những bài vừa kết hợp múa vừa kết hợp thổi sao cho hay, âm thanh lúc trầm, lúc bổng, không bị ngắt quãng. Để làm được điều đó phải học cách lấy hơi, giữ hơi trong khi chân vẫn di chuyển, tay bấm các lỗ phím điều chỉnh âm thanh. Có bài múa khèn dài tới 30 phút, nếu không có sức khỏe và luyện tập thường xuyên thì không múa đẹp được.

z4644041460506_2e5a951dc6a7eae409e9e506851e2733.jpg

Không chỉ dạy múa khèn cho các con, trong những năm qua, ông Thào Chính Phà còn dạy cho nhiều người trên địa bàn xã Tả Ngài Chồ biết múa khèn Mông. Dịp hè, ông thường nhận lời mời của các trường tổ chức lớp dạy múa khèn cho học sinh.

z4644041272221_c615602d5956a6adf455478333dde701.jpg

“Những điệu múa khèn là tài sản tinh thần quan trọng của người Mông, không thể để mất đi. Tôi già rồi, điều mong muốn nhất là truyền lại cho thế hệ sau những bài khèn của cha ông để giữ gìn bản sắc dân tộc”, ông Thào Chính Phà chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw