Gìn giữ trang phục truyền thống dân tộc: Cần sự chung tay của người dân bản địa

Với sự phát triển của xã hội, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ trang phục truyền thống của đồng bào Mông đã ít nhiều bị mai một. Điều này rất cần mỗi người dân tiếp tục có những việc làm cụ thể chung tay cùng chính quyền gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa.

Ở không ít bản đồng bào Mông vùng cao bây giờ, điều dễ nhận thấy là thiếu vắng hình ảnh chị em phụ nữ dân tộc Mông vừa đi bộ, tay vừa se lanh, hoặc tự thêu tay những bộ trang phục nguyên bản cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Về với các chợ phiên vùng cao, điều này càng rõ hơn khi nhiều chị em phụ nữ Mông chỉ mặc chiếc váy Mông may bằng vải in công nghiệp kết hợp với áo phông, hoặc áo sơ mi.

Chị Khang Thị Phếnh , người dân ở phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La chia sẻ: “Nhuộm chàm, xe lanh thì em không biết làm, nhưng khi nào làm thành vải rồi thì em có biết thêu những bộ trang phục truyền thống để mặc vào những ngày lễ hội, lễ tết, cưới xin. Còn trong đời sống hàng ngày thì em chỉ mặc quần áo người kinh thôi”.

Các sạp hàng chủ yếu bày bán trang phục dân tộc Mông cách tân.
Các sạp hàng chủ yếu bày bán trang phục dân tộc Mông cách tân.

Nguyên nhân được cho dẫn tới tình trạng này là một bộ phận bà con muốn mặc những bộ trang phục thuận tiện cho sinh hoạt, lao động sản xuất, chưa nhận thức hết trách nhiệm bảo tồn, lớp trẻ mải du nhập cái mới, chưa quan tâm đến việc gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống trong trang phục. Ngoài ra, các bộ trang phục cách tân, thêu may công nghiệp vừa đỡ mất sức, giá thành rẻ, lại bắt mắt, thuận tiện. Vì thế, không chỉ những chàng trai, cô gái Mông, chị em phụ nữ, nhiều đàn ông dân tộc Mông cũng mặc những bộ trang phục cách tân thay thế với những bộ có họa tiết thêu tay truyền thống. Lớp trẻ thì càng thiên về việc lựa chọn mua và mặc những bộ trang phục cách tân, sử dụng vải in với họa tiết màu sắc, nhất là họa tiết dây lưng của nhóm Mông Trắng và chân váy của Mông si, Mông Hoa. Thậm chí, không ít bạn trẻ giờ chỉ mặc quần áo của dân tộc Kinh.

Anh Vừ Phổng Thếnh - Bản Pha Khuông, xã Co Mạ, Thuận Châu, Sơn La cho biết: “Bà con ngày càng có xu thế mua các bộ trang phục cách tân về mặc. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân, tôi đã đầu tư mở cửa hiệu này để may trang phục dân tộc mình bằng vải in công nghiệp phục vụ bà con trên địa bàn. Chủ yếu là gia đình tự may và thuê 2 người để may cùng”.

Trước nguy cơ mai một bộ trang phục truyền thống của đồng bào, chính quyền địa phương và nhiều người dân đã có những việc làm cụ thể, thiết thực để gìn giữ trang phục truyền thống.

Chị em phụ nữ Mông ở chợ vùng cao Co Mạ - Thuận Châu - Sơn La.
Chị em phụ nữ Mông ở chợ vùng cao Co Mạ - Thuận Châu - Sơn La.

Chị Lầu Thị Sông, bản Tà Xùa, xã Tà Xùa, Bắc Yên,Sơn La trăn trở: “Nếu chúng ta không mặc đúng trang phục nguyên bản của mình, thì người khác nhìn vào bộ trang phục sẽ không biết mình thuộc nhóm Mông nào. Sau khi bắt chuyện, hỏi ra thì mới biết cô này, cô kia thuộc nhóm Mông đen, Mông Trắng hay Mông Hoa”.

Gia đình anh Giàng A Chư, xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái không những miệt mài với công việc thêu may vải thổ cẩm, vải lanh của đồng bào dân tộc Mông để bảo tồn, mà còn may để phục vụ nhu cầu của bà con trong, ngoài tỉnh qua oline, facebook. Niềm đam mê, sự miệt mài với trang phục truyền thống dân tộc của gia đình anh Giàng A Chư đã lan tỏa, thu hút không ít những chị em phụ nữ trẻ đến học cách thêu và may trang phục dân tộc mình.

Theo anh Chư, đây cũng là giải pháp hữu hiệu để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Mông, vừa giúp cho gia đình nâng cao thu nhập: “Có người đến tận nhà mua, những người ở xa không đến mua được thì đặt mua qua mạng rồi tôi chuyển đi. Ngoài ra, tôi cũng nhận may theo yêu cầu của khách, ví dụ như bà con ở các tỉnh khác muốn may theo kiểu trang phục của họ thì chỉ cần chụp hoặc gửi mẫu qua đây, gia đình tôi may, gửi cho họ. Mỗi tháng tổng thu nhập từ 70-80 triệu, trừ hết chi phí, còn lãi 30-40 triệu đồng”.

Cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con giữ gìn, bảo tồn những bộ trang phục truyền thống của các dân tộc nói chung và trang phục của đồng bào Mông nói riêng.

Như thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã và đang tập trung nguồn lực đầu tư 5 điểm du lịch cộng đồng theo tiêu chuẩn ASEAN tại 5 xã gắn với đặc trưng 05 dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã gồm dân tộc Mông, Dao, Tày, Giáy, Xá Phó. Theo đó, các làng nghề truyền thống, các nét văn hóa dân tộc, trong đó có trang phục truyền thống của dân tộc được khôi phục, phát triển để tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch.

Vải in hoa công nghiệp được bày bán nhiều ở chợ phiên vùng cao.
Vải in hoa công nghiệp được bày bán nhiều ở chợ phiên vùng cao.

Tại Sin Suối Hồ, xã vùng cao của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, những năm gần đây chính quyền xã không những tuyên truyền, vận động bà con bảo tồn trang phục truyền thống, mà còn mở các lớp dạy vẽ sáp ong, trồng cây lanh, dệt vải, thêu may trang phục dân tộc. Do vậy, 100% đồng bào Mông trên địa bàn xã đều mặc trang phục nguyên bản.

Anh Sùng A Lùng, Phó chủ tịch UBND xã Sin Suối Hồ cho biết: “Trong bản đều trồng lanh, xe lanh và dệt vải may váy, chủ yếu là chị em phụ nữ thêu bằng tay những bộ trang phục đúng nguyên bản; ngoài ra bà con cũng mua vải in hoa văn về may trang phục để phục vụ cho khách du lịch có nhu cầu thuê chụp ảnh hoặc mua”.

Bộ trang phục truyền thống của đồng bào Mông rất đặc sắc, cầu kỳ, mang đậm nét văn hóa dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa riêng có. Bởi vậy, việc gìn giữ, bảo tồn bộ trang phục truyền thống cần sự chung tay của mỗi người dân ở các bản làng đồng bào Mông. Bởi đó chính là góp phần thiết thực trong việc bảo tồn giá trị văn hóa cho con cháu muôn đời sau.

vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Giữ hồn quê trong từng nếp áo

Khi nhiều làng nghề truyền thống đang phải đối mặt với nguy cơ mai một, thì tại làng Trạch Xá vẫn đang giữ gìn và phát triển nghề may áo dài truyền thống với bí quyết rất đặc biệt: “Trong dán hồ, ngoài phô trứng nhện”.

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

SỦI DÌN - món ngon khi mùa thu về

Tháng 10, tiết trời Bắc Hà se se lạnh, cũng là thời điểm những hàng bán sủi dìn xuất hiện. Những viên sủi dìn mềm dai, dẻo thơm hòa quyện với vị béo, bùi của vừng đen, dừa, lạc cùng nước dùng ngọt thanh… làm nên hương vị hấp dẫn, mê mẩn thực khách khi đến “Cao nguyên trắng”.

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Nghe gốm sứ 'kể chuyện'

Những ngày tháng 10, hòa trong không khí kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đến với Không gian gốm sứ Xưa và Nay (Công ty cổ phần Sứ Bát Tràng, Hà Nội), người yêu nghệ thuật gốm sứ sẽ được chiêm ngưỡng những tác phẩm từ triển lãm "Hồn của đất", để từ đó cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và mảnh đất "rồng bay" nghìn năm văn hiến.

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Nobel Văn học 2024: Bài học xuất khẩu văn chương từ Hàn Quốc

Sự kiện nhà văn Han Kang thắng giải Nobel Văn học 2024 khẳng định, chiến lược xuất khẩu văn học nói riêng, đầu tư cho văn hóa nói chung của Hàn Quốc đáng nể tới mức nào. Những chính sách hỗ trợ sáng tác và quảng bá văn học của đất nước này cũng là gợi ý cho sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực.

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Đa văn hoá - sức mạnh mềm của mỗi quốc gia

Khi đa văn hoá vẫn chưa phải là thuật ngữ quen thuộc với đại đa số người dân và công chúng quốc tế thì các hình thức truyền thông chính sách phải làm một cách sáng tạo hơn nữa trong bối cảnh hội nhập, mỗi quốc gia tôn trọng những nền văn hóa, giá trị khác nhau và tìm cách cùng tồn tại hài hòa.

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Trắng ngà sợi tơ Trà Chẩu

Mặc dù, bản sắc văn hóa truyền thống của không ít đồng bào dân tộc thiểu số đang đứng trước nguy cơ mai một, nhưng cộng đồng người Dao họ tại thôn Trà Chẩu, xã Sơn Hà, huyện Bảo Thắng vẫn gìn giữ, bảo tồn những giá trị của nghề dệt truyền thống.

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tháp Thần nông tại Bắc Ninh được công nhận Kỷ lục thế giới

Tối 13/10, tại xã Lâm Thao, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, Liên minh Kỷ lục thế giới phối hợp với Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam và Tổ chức Kỷ lục gia Việt Nam Vietkings tổ chức trao Bằng công nhận Kỷ lục thế giới với Tháp Thần nông làm từ cối đá tạo hình hạt lúa lớn nhất thế giới.

Đồ cũ trong không gian mới

Đồ cũ trong không gian mới

Cộng cà phê bên đường Xuân Viên, thị xã Sa Pa là một trong những quán cà phê mang phong cách bao cấp được nhiều khách du lịch lựa chọn check-in khi đến Sa Pa. Dễ nhận thấy ở Cộng là hàng ghế cũ kỹ, họa tiết công phượng từng rất thịnh hành ở những thập niên trước. Những chiếc ca sứ sứt mẻ vì thời gian, bộ quân phục cũ cũng được sử dụng như món đồ trang trí, tạo điểm nhấn trong quán. Đồ đạc bày trí, vật dụng trong quán, màu sắc… đều gợi nét hoài cổ.

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Cảm mến Lào Cai qua từng nét vẽ

Ai đó đã từng nói rằng, vùng đất thơ mộng Lào Cai dù còn nhiều gian khó nhưng lại là nơi mang lại nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca, cho những sáng tác nghệ thuật trong nhiều lĩnh vực, như hội họa, nhiếp ảnh, điêu khắc... Rất nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc, nhiếp ảnh gia khi đặt chân đến mảnh đất biên cương Lào Cai đều bị cảm mến bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, những sắc màu văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây.

fbytzltw