Gìn giữ nét đẹp hội làng

Mỗi độ Xuân về khắp các làng quê lại mở hội làng. Đây là hoạt động mang đậm nét văn hóa lâu đời, gắn kết cộng đồng, tăng tính đoàn kết, cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc được các cộng đồng thực hành, trình diễn... Tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa...

Sức cuốn hút của hội làng

Mỗi năm cả nước có khoảng hơn 9.000 lễ hội lớn nhỏ, tương đương gần 30 lễ hội mỗi ngày. Có những hội làng nức tiếng gần xa như hội Cổ Loa, Lệ Mật, Phù Đổng, hội Lim... Trong đó, hội làng như một kho tàng lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống cùng những phong tục tập quán lâu đời. Đây cũng là dịp để những di sản văn hóa độc đáo, đặc sắc, mang đậm tính cội nguồn được các cộng đồng thực hành, trình diễn.

Hội làng là một sinh hoạt gắn liền với cư dân từng vùng đất. Ảnh: Đức Quang.
Hội làng là một sinh hoạt gắn liền với cư dân từng vùng đất. Ảnh: Đức Quang.

Tại Hà Nội, một trong những lễ hội độc đáo thu hút nhiều người dân và khách thập phương tham gia chính là lễ hội rước “Ông lợn” ở làng La Phù, (xã La Phù, huyện Hoài Đức). Vào ngày 13 tháng Giêng hàng năm, theo phong tục truyền thống, người dân làng La Phù làm lễ rước "Ông lợn" ra đình làng để dâng tế Thành hoàng làng. Theo truyền thống, hội là dịp để người dân làng La Phù tưởng nhớ Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc gìn giữ bờ cõi.

Cũng ở Hà Nội, Lễ hội đền Sái ở làng Thụy Lôi, thuộc xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, được tổ chức hằng năm từ ngày 30 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng. Trong đó đặc sắc là lễ hội rước vua giả vào ngày 11 tháng Giêng. Năm nay, lễ hội diễn ra từ ngày 28/1 đến 12/2 tại Khu di tích lịch sử đền Sái.

Lễ hội đền Sái với nghi thức rước vua độc đáo thể hiện tính đoàn kết cộng đồng; bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà hạnh phúc, đất nước phồn vinh.

Và cứ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch hàng năm, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) lại mở hội tưởng vọng Uy Linh Lang đại vương. Lễ hội mang đậm nét văn hóa truyền thống thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ của nhân dân địa phương với vị Uy Linh Lang có công với nước với dân, dẹp giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống văn hóa, lịch sử của làng. Sau phần lễ, phần hội có rất nhiều trò chơi và chương trình biểu diễn văn nghệ truyền thống như: hát chèo, diễn tuồng, biểu diễn các nhạc cụ dân tộc, đánh cờ người…

Còn ở Phú Thọ có hội làng Hữu Bổ thuộc xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao. Hội làng diễn ra hàng năm từ ngày 13 đến 16 tháng Giêng. Đặc biệt, 5 năm tổ chức rước kiệu một lần, thường tổ chức vào các năm chẵn. Lễ hội không chỉ là nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh của làng mà còn là dịp để con cháu trong làng được tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công lao cha ông từ thời khai sơn, mở nước; xây dựng xóm làng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Lễ hội làng Hữu Bổ, huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Ảnh: P. Sỹ.
Lễ hội làng Hữu Bổ, huyện Lâm Thao (Phú Thọ). Ảnh: P. Sỹ.

Chia sẻ với phóng viên, ông Phan Duẩn - Trưởng ban Tổ chức lễ hội làng Hữu Bổ cho biết: Hội làng ngày nay dù có ít nhiều thay đổi nhưng vẫn là một sinh hoạt mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tâm linh của người dân làng. Đây cũng là dịp để con cháu ở xa, ở gần tụ họp dưới mái đình cổ kính, trang nghiêm, thắp nén hương thơm tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền nhân; giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ trẻ.

Loại bỏ hành vi phản cảm

Nói về ý nghĩa và nét đẹp của hội làng, PGS.TS Nguyễn Văn Huy - nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cho rằng, từ xa xưa, các hội làng có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần người Việt; trong đó, ý nghĩa lớn của lễ hội là gắn kết cộng đồng cư dân trong một làng, xã, thôn, bản.

“Hội làng là di sản văn hóa của một làng xã; thường gắn với tục thờ cúng Thành hoàng làng nên trong quá trình thực hiện nghi lễ và các hoạt động vui chơi, người dân sẽ gắn bó với nhau hơn về tinh thần; nêu cao ý thức cho con cháu trong việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của cha ông” – ông Huy chia sẻ.

Thi cờ người. Ảnh: Đức Quang.
Thi cờ người. Ảnh: Đức Quang.

Là nếp sinh hoạt văn hóa dân gian, một món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân, tuy nhiên, qua thời gian, hội làng hôm nay đã có nhiều thay đổi, tại một số hội làng ít nhiều bị biến tướng, thương mại hóa; trở thành nơi để một số người cầu lợi lộc, cầu thăng quan tiến chức; thậm chí có cả cờ bạc trá hình....

Chia sẻ về sự thay đổi của lễ hội nói chung và hội làng nói riêng, TS Trần Hữu Sơn - Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian ứng dụng cho rằng, không gian hội làng ngày càng phát triển mạnh. Nếu trước kia chỉ là không gian trống làng thì bây giờ không gian có cả du khách, từ đó đòi hỏi các công tác quản lý ra sao, vấn đề đổi mới hoạt động như nào?...

“Có những hội làng phát triển nhanh, phát sinh nhiều việc không quản lý được, dẫn đến tình trạng “không quản được thì cấm”, làm mất tính thiêng của hội làng. Đó là điều thật sự đáng tiếc” - ông Sơn nói

Cũng theo TS Trần Hữu Sơn, để bảo tồn và phát huy giá trị của hội làng mà vẫn phù hợp với xu thế phát triển ngày nay thì cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước. Đó là quản lý theo văn bản, thể chế của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cùng với đó quản lý bằng các chế tài tổ chức lễ hội. “Cần tăng cường tuyên truyền cho người dân nhận thức ra những vấn hành vi phản cảm, làm xấu lễ hội để không tham gia những hành vi đó” - ông Sơn nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ThS Nguyễn Đắc Tới - nguyên Trưởng phòng Nghiên cứu di sản (Viện Nghiên cứu văn hóa và phát triển) cho rằng, lưu giữ các giá trị truyền thống và phát triển hài hòa với cuộc sống ngày nay, cần có sự đồng bộ của cả hệ thống các yếu tố, từ vai trò của người dân, chính quyền, các nhà khoa học cho đến truyền thông.

"Người dân đóng vai trò chủ thể quan trọng trong việc gìn giữ và bảo tồn nét đẹp văn hóa địa phương. Bên cạnh đó, chính quyền cần thể hiện vai trò quản lý, điều tiết phù hợp, đảm bảo sự hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Đồng hành cùng người dân và chính quyền là sự đóng góp của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa. Truyền thông cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc quảng bá và nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa của hội làng" - ông Tới nói.

Theo daidoanket.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

'Trang sử vàng' - tác phẩm của ánh sáng lịch sử và tâm hồn dân tộc

Tác phẩm điêu khắc ánh sáng "Trang sử vàng" của nghệ nhân Bùi Văn Tự được ra mắt đúng dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Tác phẩm vừa là biểu tượng nghệ thuật vừa thể hiện hành trình kể chuyện lịch sử bằng tâm hồn, khát vọng của người nghệ sĩ trẻ đầy thiết tha, sâu nặng.

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Lão nông Hà Nhì 30 năm giữ nghề đan mâm

Từ những thanh gỗ pơ mu cũ kỹ bị vùi trong lớp đất mục tưởng như bỏ đi hoặc chỉ dùng vào việc chẻ ra nhóm bếp, ông Chu Xe Gió, người Hà Nhì, xã Nậm Pung (Bát xát) có thể tách ra thành những chiếc nan mỏng như tấm bìa giấy để đan mâm theo kỹ thuật truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Điều đáng nói, ông Chu Xe Gió là truyền nhân duy nhất của xã Nậm Pung có thể đan mâm bằng nan gỗ pơ mu trong khi một số người khác chỉ đan được bằng nan tre quen thuộc.

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc với chủ đề "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam"

Hướng tới kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025); 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025), từ ngày 5 - 31/5/2025 sẽ tổ chức các hoạt động tháng 5 với chủ đề “Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

“Hành trình thống nhất” - Phim tài liệu đặc biệt về hòa giải dân tộc

Bộ phim tài liệu đặc biệt mang tựa đề “Hành trình thống nhất” sẽ được phát sóng tối nay (2/5/2025) vào lúc 20 giờ 10 phút trên kênh VTV1. Đây là bộ phim nằm trong khuôn khổ chương trình VTV Đặc biệt của Đài Truyền hình Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Triển lãm "VIETNAM 75" tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam

Diễn ra đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), Triển lãm “VIETNAM 75” – Hồi ức lịch sử về chiến tranh Việt Nam đã mang đến một cái nhìn tổng quan cho cộng đồng và bạn bè quốc tế sinh sống tại Đức về một giai đoạn lịch sử của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Không chỉ tôn vinh cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Việt Nam, mà “VIETNAM 75” còn nhắc nhớ về nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra với hàng triệu gia đình.

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Dấu ấn văn xuôi Lào Cai

Trên tay tôi đang là ấn phẩm còn thơm mùi mực : Tuyển tập Truyện ngắn hay Lào Cai. Lòng lâng lâng cảm xúc thật khó tả bởi ấn phẩm được Hội Văn học – Nghệ thuật Lào Cai phát hành đúng dịp cả nước nô nức tổ chức các hoạt động mừng đại lễ 50 năm non sông liền một dải, cũng là 50 năm nền văn học, nghệ thuật sau ngày đất nước thống nhất.

fb yt zl tw