Gìn giữ chứng tích Chiến thắng Điện Biên Phủ

7 thập kỷ trôi qua, hệ thống di tích chiến trường Điện Biên Phủ vẫn được giữ gìn, trở thành địa chỉ đỏ để thế hệ hôm nay tìm hiểu lịch sử hào hùng.

Ca sắt tráng men Bác Hồ tặng các chiến sĩ trước khi lên đường; ống nghe của y, bác sĩ, kèn harmonica cho những phút giây nghỉ ngơi của dân công hỏa tuyến... Hơn 7.000 tài liệu, hiện vật được lưu giữ tại bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chứa đựng những câu chuyện cảm động và đầy tự hào.

''Nguồn tài liệu, hiện vật liên quan Chiến thắng Điện Biên Phủ không còn nhiều, các bác cựu chiến binh cũng dần già yếu, những người làm bảo tàng chúng tôi thường xuyên gặp gỡ các bác, tìm hiểu thông tin để những câu chuyện gắn với hiện vật được giữ gìn'', bà Nguyễn Thị Thúy, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cho biết.

Khu Trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp 70 năm trước, hơn 30 hiện vật ngoài trời gần vẹn nguyên trước sự khắc nghiệt của thời tiết, thời gian.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết: ''Tỉnh Điện Biên chú trọng vào quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi, phát huy giá trị các di tích lịch sử, đồng thời huy động các nguồn lực, ngân sách Nhà nước, xã hội hóa đầu tư, bảo tồn các di tích''.

Bức tranh panorama, bức tranh tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ. Có hai sự sáng tạo của con người Việt Nam diễn ra cách nhau đúng 70 năm: Sự sáng tạo trong nghệ thuật quân sự để dành chiến thắng, sự sáng tạo của lớp họa sĩ hôm nay trong việc lưu giữ những ký ức chiến thắng còn sống mãi.

Thế hệ trẻ sẽ ngày càng ít có cơ hội được nghe chính các chiến sĩ Điện Biên kể chuyện năm xưa. Nhưng những hiện vật, di tích, tác phẩm nghệ thuật còn mãi, chứng tích cho một thời đạn bom, một thời hào hùng.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

''Cuộc cách mạng'' tinh gọn bộ máy

Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Quốc hội.

Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài cuối: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân

Trong các bài viết trước, chúng tôi đã kể câu chuyện về những đại biểu hội đồng nhân dân như bà Trần Hoài Thu, ông Sùng A Siềng, bà Đặng Thị Sinh, họ đều là tấm gương hết lòng vì Nhân dân nơi “tâm lũ”. Trên hành trình thực hiện loạt phóng sự này, chúng tôi còn được gặp gỡ nhiều đại biểu dân cử trong vùng thiên tai. Câu chuyện từ thực tế đời sống, việc làm ý nghĩa của các đại biểu và tình cảm bà con dành cho họ đều khẳng định một điều: Ở đâu khó, có đại biểu hội đồng nhân dân.

Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 3: Cán bộ "3 cùng" nơi "rốn lũ" Nậm Tông

“Nơi chốn mình từng đi về trong suốt hàng chục năm qua bỗng một ngày tan hoang. Những người dân bản thân quen giờ chỉ có thể nhìn lại trong bức ảnh chụp vào Ngày hội Đại đoàn kết một năm về trước… Xót xa, đau lòng lắm! Mình phải biến đau thương thành hành động để giúp đồng bào” là những lời tâm sự nghẹn ngào của bà Đặng Thị Sinh, Phó Chủ tịch HĐND xã Nậm Lúc, huyện Bắc Hà về trận lũ kinh hoàng vừa quét qua mảnh đất này.

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Quyết tâm chính trị cao nhất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “ tâm lũ” Bài 2: Người gieo khát vọng ấm no trên vùng lũ A Lù

Ngải Thầu tiếng Mông nghĩa là “mũi đá”, trước đây là một xã độc lập nhưng hiện nay đã được sáp nhập vào xã A Lù, huyện Bát Xát. Ở mảnh đất biên giới cheo leo trên sườn núi ấy, ông Sùng A Siềng (dân tộc Mông) là đại biểu HĐND xã A Lù, Bí thư Chi bộ thôn Phìn Chải 1 đã không quản ngại khó khăn, vất vả, tích cực tuyên truyền di chuyển các hộ ra khỏi khu vực nguy hiểm và hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai sau cơn bão số 3.

Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Dấu ấn những đại biểu dân cử nơi “tâm lũ” Bài 1: Nữ đại biểu vì dân nơi "tâm lũ" Làng Nủ

Tôi đã ấp ủ bài viết về bà sau cuộc gặp ở Làng Nủ, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên) - nơi vừa chịu bao đau thương do cơn lũ lịch sử gây ra. Người đàn bà ở tuổi 55, dáng người nhỏ bé, quần xắn móng lợn, lúc nào cũng tất tả ngược xuôi nơi “tâm lũ” Làng Nủ. Suốt 20 năm làm Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn Làng Nủ, 20 năm làm đại biểu HĐND xã Phúc Khánh, bà Trần Hoài Thu luôn được bà con quý trọng, mến yêu. Trong cơn lũ lịch sử vừa qua, người đại biểu ấy không một ngày ngơi nghỉ vì đồng bào vùng lũ.

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Đại biểu HĐND 2 cấp tiếp xúc cử tri tại thành phố Lào Cai

Sáng 19/11, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Lào Cai, đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu HĐND thành phố Lào Cai có buổi tiếp xúc cử tri các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bắc Cường, Lào Cai và các xã Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Cốc San. Đây là cuộc tiếp xúc trước kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 HĐND tỉnh và HĐND thành phố Lào Cai, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

fbytzltw