Gieo chữ “hạnh phúc” nơi rẻo cao

Dù mang trong mình bệnh trọng nhưng vượt lên số phận, cô giáo Nguyễn Thị Hồng (Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trung Chải, thị xã Sa Pa) vẫn miệt mài với công tác giáo dục, từng ngày gieo chữ “hạnh phúc” cho các em nhỏ nơi rẻo cao.

Từ trung tâm xã Trung Chải, men theo con đường bê tông bám vào sườn dốc ven núi, chúng tôi đến điểm trường Vù Lùng Sung II - 1 trong 8 điểm trường lẻ của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trung Chải. Đến cổng trường, dù chỉ có dãy nhà cấp bốn với 2 phòng học tựa bên lưng núi đã phai màu, với lớp rêu xanh nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận rõ không khí rộn ràng, tươi vui. Từ thầy cô giáo đến học sinh, ai cũng chân chất và có sức sống mạnh mẽ vốn có của núi rừng. Có lẽ, sức sống mãnh liệt ấy đã ngấm vào máu của những con người nhỏ bé nơi đây như cô giáo Nguyễn Thị Hồng - người đang phải chịu những cơn đau do căn bệnh hiểm nghèo để gieo chữ nơi rẻo cao này.

2.jpg

Tiếp xúc với cô giáo Hồng, người đối diện luôn cảm nhận sự nồng ấm, nhiệt tình với lối nói chuyện cởi mở. Nhìn dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn cùng chất giọng giảng bài đầy nội lực vang lên giữa núi rừng, chẳng ai nghĩ cô đang mang trọng bệnh…

Sau khi tốt nghiệp Khoa Sư phạm, Trường Cao đẳng Lào Cai, năm 1997, cô giáo Nguyễn Thị Hồng được phân công về dạy học tại Trường Tiểu học Thanh Phú (nay là xã Mường Bo, thị xã Sa Pa). Đến năm 2000, cô chuyển về dạy tại Trường Tiểu học Sử Pán (nay là xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa). Năm 2012, cô tiếp tục được phân công về công tác tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Trung Chải cho đến nay. Suốt 27 năm trong nghề, cô Hồng dành trọn thanh xuân của mình để “bám bản”. Trải qua các đơn vị công tác, mặc dù phải sống xa gia đình nhưng bằng tình yêu nghề, niềm đam mê dạy học, cô giáo Hồng vẫn miệt mài gieo con chữ và nâng bước từng thế hệ học sinh.

3.jpg

Tuy nhiên, sứ mệnh “gieo chữ” của cô Hồng gặp khó khăn, trắc trở. Tháng 6/2022, sau một lần mắc Covid-19, cô đi khám và các bác sỹ thông báo cô mắc bệnh hiểm nghèo. Sốc, lo lắng, hoang mang, thậm chí mất phương hướng, nhiều lúc có suy nghĩ tiêu cực, là những trạng thái của cô Hồng khi biết tin mình mang bệnh. Với những cơn đau hành hạ thể xác và tinh thần, những tưởng cô sẽ buông xuôi mặc cho số phận nhưng cô đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục đến lớp, đến trường với học sinh thân yêu.

Cô Hồng tâm sự: Phải mất gần 1 tháng tôi mới bắt đầu có niềm tin và chiến đấu với bệnh tật sau khi được gia đình, đồng nghiệp động viên.

1.jpg

Cũng chính những động lực từ gia đình, đồng nghiệp và tình yêu con trẻ đã giúp cô Hồng sống lạc quan hơn. Những tiết giảng của cô ngày càng nhiều tiếng cười hơn, dẫu cho khó khăn phía trước còn rất nhiều. Đối với cô giáo Hồng, giờ đây, còn được đứng trên bục giảng đã là một niềm hạnh phúc. Từ hạnh phúc ấy, cô lan tỏa trong những con chữ mà cô đang “gieo” cho học sinh nơi rẻo cao này.

Cô giáo Nguyễn Thị Hồng có chuyên môn tốt, luôn mang đến cho học trò các bài giảng hay, dễ hiểu. Đối với đồng nghiệp, cô Hồng có lối sống giản dị, hòa đồng, đoàn kết; đối với học sinh thì thương yêu, giúp đỡ các em trong mọi hoàn cảnh. Cô Hồng là giáo viên đầy trách nhiệm, nghị lực, một tấm gương để đồng nghiệp noi theo.

Cô giáo Vàng Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trung Chải

4.jpg

Sự gần gũi, nhiệt thành của cô Hồng cũng để lại trong chúng tôi những ấn tượng về câu chuyện vượt lên số phận để cống hiến cho công tác giáo dục miền núi. Tin rằng, cô Hồng sẽ vượt qua khó khăn để chống chọi, chiến thắng bệnh tật, tiếp tục với đam mê của mình.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Tận tâm vì một mùa thi thành công

Thay vì những lớp học trả phí, nhiều giáo viên tại Lào Cai đã tự nguyện mở các lớp ôn tập miễn phí giúp học sinh củng cố kiến thức, đặc biệt đối với những học sinh cuối cấp chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng.

Sắc màu hội họa với học sinh

Sắc màu hội họa với học sinh

VỚI LỨA TUỔI HỌC SINH, SẮC MÀU HỘI HỌA LUÔN LÀ ĐIỀU THÚ VỊ, GIÚP CÁC EM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO, CẢM THỤ THẨM MỸ... THỜI GIAN QUA, CÁC TRƯỜNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐÃ CÓ NHIỀU CÁCH LÀM SÁNG TẠO ĐỂ HỌC SINH ĐƯỢC THỂ HIỆN TÀI NĂNG, NUÔI DƯỠNG NIỀM ĐAM MÊ NGHỆ THUẬT.

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Tập trung cao độ cho kỳ thi tốt nghiệp

Chỉ còn 3 tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025, các trường trung học phổ thông (THPT) trên cả nước đang tăng cường hướng dẫn học sinh lớp 12 ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài. Đây là giai đoạn quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ và nỗ lực cao từ cả giáo viên và học sinh hướng đến kết quả tốt nhất.

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông

Nhằm nắm bắt, làm rõ những khó khăn, vướng mắc từ cơ sở trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách đối với nhà giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 25/3, tại huyện Mường Khương, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đã tổ chức Hội thảo tham vấn một số chế độ, chính sách đối với giáo viên mầm non, phổ thông; công tác phát triển đội ngũ giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Lịch Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố gồm: Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông 2006 và Lịch thi đối với các thí sinh dự thi với Đề thi của Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Những ngôi trường của tình hữu nghị

Trên địa bàn tỉnh, tại nhiều trường thuộc vùng khó khăn, như thị xã Sa Pa, huyện Mường Khương, Bát Xát có những công trình được xây nên từ tình hữu nghị, là sự hỗ trợ của các quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc chương trình hỗ trợ khẩn cấp hoặc chương trình thường xuyên của các Đại sứ quán tại Việt Nam.

fb yt zl tw