Giao lưu mô hình “Xây dựng gia đình hạnh phúc”

Sáng 25/6, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức giao lưu mô hình “Xây dựng gia đình hạnh phúc” nhân ngày Gia đình Việt Nam (28/6).

1.JPG
Quang cảnh buổi giao lưu.

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng thực hiện chủ đề về công tác gia đình năm 2024 “Gia đình hạnh phúc - quốc gia thịnh vượng”; Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình “Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương” gắn với việc thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “5 có, 3 sạch”.

2.JPG
Đại biểu dự buổi giao lưu.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước dành nhiều sự quan tâm đến công tác xây dựng gia đình Việt Nam trong tình hình mới. Hệ thống các văn bản khung pháp lý là cơ sở để hội phụ nữ các cấp phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong thúc đẩy, thực hiện các hoạt động xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững. Nổi bật là Chỉ thị 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Đề án 498 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”; Đề án 938 về “Tuyên truyền, giáo dục, vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ giai đoạn 2017 - 2027".

3.JPG
Đồng chí Hà Thị Khánh Nguyệt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phát biểu tại buổi giao lưu.

Trong hệ thống hội phụ nữ các cấp trên địa bàn tỉnh, nhiệm kỳ 2021 - 2026, công tác gia đình được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới”.

Các cấp hội phụ nữ trong tỉnh đã phát huy vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho các tầng lớp phụ nữ. Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt. Đã có nhiều mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, sáng tạo trong thúc đẩy, hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc thông qua việc thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động, chương trình, đề án của hội.

4.JPG
Tọa đàm "Trao yêu thương, nhân hạnh phúc".

Trong thực hiện Đề án 938, từ năm 2017 đến nay, các cấp hội tổ chức hơn 600 lớp tập huấn, hơn 2.000 buổi truyền thông; 320 hội thi, diễn đàn, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, hội nghị tiếp xúc đối thoại; cấp tỉnh thành lập 27 mô hình mới gắn với chủ đề xây dựng gia đình hạnh phúc.

Thực hiện Cuộc vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch" đã có nhiều mô hình được các cấp hội tập trung chỉ đạo xây dựng và duy trì hiệu quả. Qua đó hỗ trợ phụ nữ một cách đồng bộ, toàn diện với các tiêu chí cụ thể, vừa mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân phụ nữ, gia đình và cộng đồng, vừa là hoạt động phù hợp để phụ nữ tham gia xây dựng nông thôn mới, xây dựng đô thị văn minh.

5.JPG
Chia sẻ sáng kiến truyền thông.

Tại buổi giao lưu, các đại biểu đã chia sẻ các sáng kiến truyền thông trong thực hiện Đề án 938, Cuộc vận vận động "Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch"; tham gia tọa đàm “Trao yêu thương, nhân hạnh phúc”; biểu dương các gia đình tiêu biểu ở các địa phương.

6.JPG
Biểu dương các gia đình tiêu biểu.

Buổi giao lưu là dịp để lắng nghe, chia sẻ và tiếp nối lan tỏa tình yêu thương, trách nhiệm, vun đắp thêm những giá trị để có thêm nhiều gia đình hạnh phúc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw