Giải Âm nhạc Cống hiến lần 18 - 2024: Họa bức tranh thị trường âm nhạc Việt sôi động

Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) vừa công bố các đề cử chính thức Giải Cống hiến lần 18 năm 2024 trên cả 2 hệ thống là Giải Âm nhạc Cống hiến và Giải Thể thao Cống hiến.

Top 5 với những gương mặt nổi trội

Để có thể rút gọn danh sách đề cử của Giải Âm nhạc Cống hiến mùa này không phải là điều dễ dàng. Bởi năm nay, các đề cử ở mỗi hạng mục có những màu sắc khác nhau, những thế mạnh khác nhau và cũng là những sức hút khác nhau. Những cái tên có trong các hạng mục đều là những tên tuổi “chiếm sóng” làng nhạc cả năm.

Ca khúc “À lôi” (sáng tác Bùi Xuân Trường; thể hiện Double2T ft Masew) nhận được nhiều bình chọn ở hạng mục “Bài hát của năm". Ảnh: BTC

Theo ban tổ chức, những cái tên trong đề cử có sức hút tới nỗi công chúng dành cho các đề cử nhiệt tình từ lúc cổng bầu chọn bắt đầu mở cho đến những phút đóng cửa bầu chọn cho Top 5. Cuộc “rượt đuổi” bầu chọn trực tuyến đến “nghẹt thở” ấy có được nhờ quy chế chấm giải của năm nay, khi người giữ vị trí số 1 về số lượt bầu chọn trực tuyến sẽ lọt thẳng vào Top 5 đề cử.

Bốn đề cử còn lại được tổng hợp số điểm từ số lượt bầu chọn của công chúng và số phiếu bầu của Hội đồng bầu chọn quy ra điểm (công chúng chiếm 50%, Hội đồng chiếm 50%).

Chương trình Rap Việt 2023. Ảnh: BTC

Những gương mặt “đông fan” hay có những đóng góp thật nổi bật đã nhanh chóng “bứt tốp”, tạo ra khoảng cách điểm đáng kể so với các đề cử còn lại. Trong đó, những gương mặt được bầu chọn nhiều nhất ở các hạng mục “Bài hát của năm” là ca khúc “À lôi” (sáng tác Bùi Xuân Trường; thể hiện Double2T ft Masew); hạng mục “Music video của năm” là ca khúc “Môi chạm môi” (sáng tác AUGUST; thể hiện Myra Trần ft Binz; đạo diễn Đinh Hà Uyên Thư); hạng mục “Chương trình của năm” là chương trình “1589” (Trung Quân Idol); hạng mục “Chuỗi chương trình của năm” là chương trình “HAY Festival” (HAY Glamping Music Festival); hạng mục “Album của năm” là album “Vũ trụ cò bay” (ca sĩ Phương Mỹ Chi); hạng mục “Nhà sản xuất của năm” là nhóm nhạc DTAP; hạng mục “Nhạc sĩ của năm” là nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền; hạng mục “Nghệ sĩ mới của năm” là ca sĩ Hà An Huy; hạng mục “Nữ ca sĩ của năm” là Hòa Minzy; hạng mục “Nam ca sĩ của năm” là ca sĩ HIEUTHUHAI.

Bầu chọn thuyết phục và công tâm

Sau khi đóng cổng bầu chọn, bên cạnh việc xác định những đề cử được đặc cách vào thẳng như trên, Ban tổ chức và Hội đồng bầu chọn đã khởi động quá trình chấm điểm và tổng hợp số lượt bầu chọn để xác định các đề cử còn lại.

Nhóm nhạc sĩ DTAP. Ảnh: BTC

Hành trình 18 mùa giải Cống hiến đủ để bảo chứng cho sự thuyết phục của một giải thưởng về âm nhạc và ở mùa giải này là thêm cả lĩnh vực thể thao. Thống kê của ban tổ chức ở mùa giải 2024, "cán cân"bầu chọn giữa một bên là công chúng và một bên là Hội đồng bầu chọn gần như ngang bằng và không tạo ra những ý kiến "trái chiều" giữa 2 bên.

Chính sự tương đồng trong con mắt nhìn của công chúng và Hội đồng bầu chọn đã tạo ra TOP 5 hoàn toàn thuyết phục. Có thể kể đến ở hạng mục “Nhà sản xuất của năm”, nhóm nhạc DTAP chính là gương mặt mà cả công chúng và Hội đồng bầu chọn đều đặt ở vị trí số 1 khi bầu chọn hoặc chấm điểm sau một năm hết sức nỗ lực và tài năng được kiểm chứng bằng nhiều dự án âm nhạc thành công. Hay như trường hợp “Chuỗi chương trình của năm” với “HAY Festival” (HAY Glamping Music Festival).

Bìa album "ái" của nữ ca sĩ tlinh. Ảnh: BTC

Chia sẻ với báo chí, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long nhận xét: “Những đề cử được vào thẳng Top 5 đều là những tác phẩm, nghệ sĩ, chương trình rất xứng đáng. Điều đầu tiên chúng ta có thể thấy được, đó là mức độ "phủ sóng" của các đề cử này trong đời sống âm nhạc đại chúng hiện nay”.

Cổng bầu chọn Giải Cống hiến (https://www.yan.vn/ conghien2024) tiếp tục mở đến 23 giờ 59 phút ngày 15/3 cho công chúng tham gia vào vòng bầu chọn chung cuộc cùng với các nhà báo theo dõi âm nhạc trên toàn quốc.

Ca sĩ Đen. Ảnh: BTC

Vòng bầu chọn này sẽ chọn ra 1 chủ nhân Giải Âm nhạc Cống hiến 2024 ở mỗi hạng mục: Đó là đề cử có điểm số cao nhất dựa trên số điểm quy đổi từ phiếu bầu của các nhà báo và lượt bầu chọn của công chúng (công chúng chiếm 50%, các nhà báo chiếm 50%).

Trường hợp có 2 hoặc nhiều đề cử cùng số điểm, ban tổ chức sẽ quyết định bằng phiếu bầu của mình. Phản ánh rõ sự sôi động của nền âm nhạc nước nhà, Lễ trao Giải Âm nhạc Cống hiến lần 18 - 2024 hứa hẹn sẽ mang tới những phút giây đầy xúc động cho những người cống hiến và cả những người dõi theo sự cống hiến của các nghệ sĩ trong suốt một năm qua.

Lễ trao giải Giải Cống hiến lần 18 - 2024 dự kiến diễn ra vào ngày 27/3 tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) do nhạc sĩ Lưu Quang Minh đảm nhận vai trò Giám đốc âm nhạc, với sự dẫn dắt của MC Phí Linh và bình luận viên Trương Anh Ngọc.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

Tôn vinh phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong phim tài liệu 'Vì họ là người lính'

"Vì họ là người lính" là bộ phim tài liệu do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất với nội dung kể về những vất vả, gian khổ của người lính trong thời bình. Tiếp nối truyền thống anh hùng của người lính Bộ đội Cụ Hồ, thế hệ sau vẫn tận tâm, tận hiến, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó.

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Khi múa đương đại tìm đến yếu tố dân tộc

Trong bối cảnh hội nhập và giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ, cũng như nhiều lĩnh vực khác, nghệ thuật múa Việt Nam cần tiếp thu hơi thở, nhịp điệu mới để phù hợp cuộc sống đương đại. Nhưng, hòa nhập đòi hỏi không được hòa tan là vấn đề cấp thiết và “chìa khóa” để giải mã vấn đề này không gì khác chính là tìm về yếu tố văn hóa, bản sắc truyền thống của cha ông. Đó là lý do nhiều tác phẩm múa đương đại Việt Nam đang lựa chọn hướng đi tích hợp giữa tính dân tộc và hiện đại.

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Hành trình quảng bá âm nhạc H'Mông

Là người dân tộc H’Mông, sinh ra và lớn lên trên vùng cao nguyên đá Ðồng Văn (tỉnh Hà Giang), Ly Mí Cường hiện đang theo học hệ trung cấp sáu năm chuyên ngành nhạc cụ truyền thống tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Lựa chọn di sản văn hóa của dân tộc mình làm điểm tựa, Ly Mí Cường bền bỉ trên hành trình lưu giữ và lan tỏa âm nhạc dân tộc H’Mông, từ cao nguyên đá đến các sân khấu trong nước và quốc tế.

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Bầu trời kỷ niệm của tôi

Khi những gốc rạ ngoài đồng phai dần hương thơm thì cũng là lúc trời bắt đầu chuyển dần sang Đông. Không ai bảo ai, nhà nhà rục rịch chuẩn bị chưng cất những mẻ rượu ngon, ủ rượu để đón tết.

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Vinh danh 10 'Gia đình trẻ hạnh phúc' năm 2024

Tối 27/10, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức Lễ tuyên dương “Gia đình trẻ hạnh phúc” năm 2024 với chủ đề “Bên nhau, mình là nhà”.

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Nhà thơ Dương Soái và câu chuyện nơi ngã ba sông

Chúng tôi đã gặp nhà thơ Dương Soái, tác giả bài thơ “Gửi em ở cuối sông Hồng” trong một ngày mùa thu nơi ngã ba sông - thôn Lũng Pô, xã A Mú Sung, huyện Bát Xát… Sau 45 năm kể từ khi bài thơ ra đời, nhà thơ Dương Soái mới có dịp trở lại thăm vùng biên giới năm xưa và chia sẻ về cảm hứng để ông viết nên bài thơ này.

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Tiếp cận thơ ca trong thời đại công nghệ số

Trong thời đại công nghệ số, dữ liệu được lưu giữ và truyền tải nhanh chóng, thuận lợi, ứng dụng trên mọi lĩnh vực. Với văn học, thơ ca việc phát triển tác phẩm trên nền tảng số giúp nhà văn, nhà thơ kết nối dễ dàng với độc giả. Các diễn giả, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ ý kiến về những vấn đề này tại tọa đàm "Thơ ca trong thời đại công nghệ số và phương thức đưa sáng tác đến công chúng".

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới

Thời gian gần đây, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động tích cực trong đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Nhiều tác phẩm văn học trong nước được dịch, đoạt giải thưởng và đáng chú ý, đã có một đội ngũ nhà văn trẻ ưa khám phá, đổi mới, nhập cuộc sôi nổi bằng tâm thế công dân toàn cầu.

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Cân đối giữa việc bảo vệ di sản và bảo đảm cuộc sống của người dân

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bảo vệ di sản không chỉ dừng lại ở xác định khu vực bảo vệ, mà còn cần tính đến cách khai thác, sử dụng di sản bền vững, để vừa bảo tồn được giá trị văn hóa, vừa phát triển kinh tế, xã hội và bảo đảm cuộc sống người dân.

fbytzltw