Giá nhà trung bình ở Việt Nam cao gấp gần 24 lần thu nhập

Theo một thống kê, giá nhà trung bình tại Việt Nam gấp 24 lần thu nhập trung bình một năm của hộ gia đình.

(VARS) đánh giá, chỉ số giá căn hộ tại Hà Nội năm 2023 đã tăng khoảng 38% so với năm 2019.

Dữ liệu của VARS cũng cho thấy, trong vài năm qua, giá chung cư tăng trưởng bình quân hai chữ số mỗi năm. Riêng năm ngoái, chỉ số giá chung cư Hà Nội đã tăng 16% so với hồi đầu năm. Chỉ số này tại TP Hồ Chí Minh cũng bước vào chu kỳ tăng trưởng trở lại từ quý III/2023 do đà giảm giá chậm dần tại các dự án cao cấp, hạng sang trên thị trường thứ cấp.

Giá bán chung cư sơ cấp trên cả nước cũng neo cao bởi phần lớn dự án mới có giá trên 40 triệu đồng mỗi m2.

Giá nhà trung bình tại Việt Nam gấp 24 lần thu nhập trung bình một năm của hộ gia đình.

Ghi nhận tại Hà Nội, giá chung cư đã đi vào sử dụng lẫn chung cư mới đều tăng mạnh. Thậm chí, ở những khu vực cách trung tâm thành phố cả chục km, giá chung cư đang được rao bán ở mức 60-70 triệu đồng/m2.

Theo bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc cấp cao Bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội, lý do khiến giá căn hộ chung cư Hà Nội liên tục tăng mạnh, bà Hằng chỉ ra rằng là do chi phí xây dựng tăng cao, hạ tầng phát triển kéo giá bất động sản. Bên cạnh đó, các vướng mắc pháp lý khiến nguồn cung căn hộ tiếp tục ách tắc.

Nguồn cung mới khan hiếm và giá bán cao cũng là thách thức của . Trong năm 2023, nguồn cung căn hộ mới ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 10 năm với hơn 10.000 căn.

Theo các chuyên gia, để cải thiện được mặt bằng giá bán của loại hình căn hộ, yếu tố đầu tiên là cải thiện được nguồn cung của thị trường. Trong đó sự phát triển của nhà ở xã hội với giá rẻ sẽ giúp giá bán trung bình của căn hộ chung cư giảm mạnh.

Trước thực trạng bất hợp lý trong cơ cấu sản phẩm, từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các doanh nghiệp cơ cấu lại các phân khúc, hạ giá sản phẩm; có giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả đối với việc cơ cấu lại phân khúc cho người có nhu cầu thực, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và người có thu nhập thấp.

Nhu cầu nhà ở của công nhân tăng mạnh

Việc sở hữu một căn nhà gần như là không thể đối với lao động có thu nhập thấp nếu không được hỗ trợ. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người lao động nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp cận được nhà ở xã hội?

Anh Dương Văn Quý - quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Với thu nhập hiện tại thì chúng em chấp nhận có thể thuê dài hạn được. Nếu mà dự án có phòng nào nó to hơn em cũng chấp nhận thuê dài hạn được cũng giống như chúng em ở trọ thì ở trọ tầm 1 tháng 3 - 5 triệu đồng".

"Với thu nhập của tôi có thể mua được nhà ở dưới 800 triệu đồng, trả trước 30 - 40%, mong Nhà nước hỗ trợ cho vay thêm 300 - 400 triệu đồng. Sau đó, hàng tháng trả góp 5 - 6 triệu đồng trong khoản tiết kiệm của mình", chị Nguyễn Ngọc Hân - Khu lưu trú công nhân, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh chia sẻ.

Thống kê từ các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh, hiện thu nhập trung bình của công nhân lành nghề là từ 12 - 13 triệu đồng trở lên, còn đối với công nhân phổ thông mới vào làm thì đảm bảo ở mức ít nhất 6 triệu đồng/tháng.

Ông Diệp Nam Hải - Tổng Giám đốc Cholimex Food, Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, TP Hồ Chí Minh cho biết: "Như hiện giờ bên Cholimex Food thuê được 100 căn nhà ở trong khu lưu trú cho công nhân, giải quyết được cho 200 công nhân. Như vậy chỉ mới có 5% trong tổng số người lao động của công ty, ngoài ra hầu hết ở các khu nhà trọ".

Theo khảo sát chuyên đề về nhà ở xã hội của Ban kinh tế tư nhân, có đến 57% người lao động có nhu cầu thuê hoặc mua các nhà ở xã hội, nhà ở thuộc diện thương mại và trong đó có gần một nửa số lượng người lao động trong nhóm này là cần nhà ở xã hội.

vtv.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Chấp nhận địa chỉ cũ trong hồ sơ hải quan giai đoạn sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 3/7, Cục Hải quan ban hành văn bản hỏa tốc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về việc thực hiện thủ tục hải quan trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Văn bản này nhằm bảo đảm việc thông quan hàng hóa và phương tiện vận tải diễn ra thuận lợi, không bị gián đoạn do thay đổi địa giới hành chính.

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Ngành Đường sắt: Thay đổi để 'hút' khách

Không chỉ đảm nhiệm vận tải hành khách, ngành Đường sắt mong muốn trở thành một dịch vụ kết nối, tham gia vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các vùng miền, địa phương.

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Việt Nam - Kỷ nguyên mới: Khơi tiềm năng, phát huy thế mạnh

Không gian rộng lớn với những cơ hội phát triển vượt trội của 34 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang mang đến những triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn mới của đất nước. Để đạt được điều này, trách nhiệm đang đặt trên vai bộ máy chính quyền địa phương 2 cấp, làm sao khơi được tiềm năng, phát huy được thế mạnh, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Khi "Xanh" và "Hạnh phúc" hòa chung một nhịp

Một trang sử mới chính thức mở ra trên dải đất Tây Bắc khi tỉnh Lào Cai (mới) được thành lập trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Lào Cai (cũ) và Yên Bái. Đây không đơn thuần là một sự kiện hành chính, mà là cuộc hội ngộ lịch sử của hai triết lý phát triển nhưng lại cùng chung một đích đến: kiến tạo một vùng đất "Xanh" về sinh thái và mang lại "Hạnh phúc" đích thực cho người dân. Những thành tựu rực rỡ trong 5 năm qua chính là bệ phóng vững chắc cho hành trình mới này.

fb yt zl tw