Gấp rút chuẩn bị các điều kiện tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 sẽ được tổ chức mang tầm quốc gia, vươn tầm quốc tế, là sự kiện tôn vinh giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới.

Lần đầu được tổ chức tại Quảng Trị cũng như cả nước, Lễ hội Vì Hòa bình 2024 có nội dung độc đáo, đặc sắc, với nhiều điểm nhấn sẽ diễn ra trong tháng 7 tri ân trên đất thiêng Quảng Trị. Tỉnh Quảng Trị đang gấp rút chuẩn bị mọi mặt để tổ chức lễ hội một cách bài bản, chuyên nghiệp nhất.

Nhân lên giá trị hòa bình, phát triển

Lễ hội Vì Hòa bình được lên ý tưởng và chuẩn bị từ năm 2019 bằng việc tỉnh Quảng Trị đề xuất tổ chức một lễ hội mang thông điệp hòa bình và được Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương nhất trí cao; đồng thời nhận được sự quan tâm, ủng hộ, khích lệ của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Du khách tham quan bờ nam Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam, Trưởng ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình cho biết, là chương trình có quy mô quốc gia, vươn tầm quốc tế, đây là lễ hội lớn nhất từ trước đến nay được tỉnh tổ chức, góp phần lan tỏa hình ảnh Quảng Trị ở trong nước và quốc tế; đồng thời nâng tầm lễ hội tri ân tháng 7 hằng năm.

Đến nay, những nội dung quan trọng của công tác chuẩn bị cơ bản hoàn thành. Lễ hội nhằm tưởng niệm, tri ân các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh vì sự trường tồn của Tổ quốc; tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, những mất mát đau thương do chiến tranh gây ra.

Lễ hội góp phần xây dựng Quảng Trị từng bước trở thành không gian văn hóa vì hòa bình, biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất từng bị tàn phá khốc liệt do chiến tranh; điểm đến vì hòa bình của du khách.

Các hoạt động trong khuôn khổ của lễ hội bám sát chủ đề tôn vinh hòa bình, có sự quy tụ các giai tầng, tôn giáo, người dân, du khách, chính khách trong và ngoài nước.

Đêm khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải.

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J.Kritenbrink trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Quảng Trị (tháng 8/2019) đã đến thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn.

Khi thăm Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải, ông đánh giá cao và cho rằng, Lễ hội Vì Hòa bình tại tỉnh Quảng Trị là một ý tưởng tuyệt vời. Vừa qua, Đại sứ Mỹ đương nhiệm tại Việt Nam Knapper đã đến thắp hương, đặt vòng hoa tưởng niệm tại Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Đường 9.

Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 có chủ đề “Chung tay kiến tạo thế giới hòa bình” góp phần xây dựng nền hòa bình lâu dài, hướng đến phát triển bền vững. Xuyên suốt lễ hội là các chương trình phong phú, đa dạng, hấp dẫn, phản ánh những nét văn hóa truyền thống và đương đại mang ý nghĩa quốc gia và quốc tế.

Đêm khai mạc Lễ hội là chương trình nghệ thuật đặc biệt diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 6/7 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải có chủ đề “Gắn kết những nhịp cầu”, đây là chương trình “đinh” của lễ hội. Những nhịp cầu của chương trình đêm khai mạc lấy cảm hứng từ di tích cầu Hiền Lương, chứng nhân lịch sử cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Cầu Hiền Lương không chỉ là biểu trưng cho khát vọng thống nhất, còn thể hiện tinh thần gắn kết những giá trị của quá khứ, hôm nay và mai sau tại mảnh đất lịch sử này.

Lần đầu tiên đêm khai mạc sẽ có sân khấu âm nhạc kết hợp không gian đa chiều-tạo nên chương trình nghệ thuật đa điểm chạm trong một không gian diễn xướng với điểm nhấn là màn trình diễn với số lượng lớn thiết bị bay không người lái (drone). Ý tưởng nghệ thuật của chương trình là những điểm chạm cảm xúc kết nối quá khứ và tương lai, chuyên chở tinh thần chủ động hội nhập của Quảng Trị.

Kỳ vọng tạo nên dấu ấn đặc sắc

Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị, nơi diễn ra chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào tối 26/7.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Nam cho biết, chưa đầy hai tháng nữa lễ hội sẽ diễn ra, vì vậy công tác chuẩn bị phải chi tiết, chu đáo, cẩn thận từng nội dung. Lễ hội diễn ra trong cao điểm mùa du lịch, trùng với tháng 7, là mùa tri ân nên dự báo lượng khách đến trải nghiệm rất lớn.

Các ngành chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, quản lý nhà nước về du lịch, kịp thời chấn chỉnh, nếu có những thiếu sót trong hoạt động kinh doanh lưu trú; chuẩn bị đầy đủ phòng lưu trú, phục vụ khách du lịch một cách tốt nhất.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Trưởng ban thường trực Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình Lê Minh Tuấn cho biết, tỉnh có hơn 3.000 phòng khách sạn với khoảng 5.000 giường.

Hiệp hội Du lịch tỉnh đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị đánh giá lại tình trạng cơ sở vật chất lưu trú, cũng như cần có sự đầu tư, tôn tạo, sửa chữa lại các phòng nghỉ chất lượng hơn, sẵn sàng đón khách du lịch.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã làm việc với các huyện, thị, thành phố đề nghị chủ động thông báo với các cơ sở du lịch, các chủ homestay đăng ký số lượng phòng, khả năng tiếp đón khách lưu trú để ngành sớm nắm được con số cụ thể nhằm chủ động thông báo cho du khách.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh đã phối hợp bổ sung hiện vật, chỉnh trang, sửa chữa một di tích lịch sử, địa điểm tổ chức lễ hội.

Tỉnh Quảng Trị đồng ý tiếp nhận máy bay C-119 được Bộ Quốc phòng tặng để làm hiện vật trưng bày tại Di tích quốc gia sân bay Tà Cơn, huyện Hướng Hóa. Máy bay C-119 là loại phương tiện chiến tranh của quân đội Mỹ từng tham chiến tại chiến trường Quảng Trị trước năm 1975.

Tỉnh đang tôn tạo một số hạng mục tại các di tích quốc gia đặc biệt địa đạo Vịnh Mốc; khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị để phục vụ lễ hội.

Bộ nhận diện Lễ hội Vì Hòa bình.

Tỉnh Quảng Trị kỳ vọng Lễ hội Vì Hòa bình có tầm ảnh hưởng không chỉ trong nước, mà còn trên thế giới. Mục tiêu lớn nhất của lễ hội là quảng bá hình ảnh Quảng Trị lên bản đồ du lịch thế giới, tạo sức hút lớn cho du lịch phát triển.

Trong chương trình lễ hội có các hoạt động: Ngày hội đạp xe vì hòa bình diễn ra từ ngày 29 đến 30/6 tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương-Bến Hải; Lễ hội Văn hóa-Ẩm thực “Hương vị miền hoa nắng” từ ngày 12-14/7 tại Khu Dịch vụ-du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh; Giao lưu âm nhạc “Giai điệu hòa bình”- đêm nhạc Trịnh Công Sơn tại Công viên Fidel ở thành phố Đông Hà vào lúc 20 giờ ngày 13/7; Chương trình nghệ thuật chính luận do Báo Nhân Dân phối hợp tỉnh Quảng Trị tổ chức có chủ đề “Vĩ tuyến 17-khát vọng hòa bình” diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 19/7; Giao lưu âm nhạc quốc tế “Giai điệu hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 20/7 tại Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh; Chương trình “Ước nguyện hòa bình” vào lúc 20 giờ ngày 26/7 tại Di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị.

nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Sức lan tỏa từ lời kêu gọi của Mặt trận

Kế thừa truyền thống vẻ vang trong suốt chiều dài lịch sử 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), với vai trò là tổ chức liên minh chính trị, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống chính trị, MTTQ Việt Nam có vai trò nòng cốt trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “Những câu truyện cổ tích dưới nước” - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu - một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024

Tối 16/11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ khai mạc Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024 đã chính thức diễn ra. Đây là sự kiện thường niên, hướng tới việc tôn vinh truyền thống đại đoàn kết dân tộc và di sản văn hóa của 54 dân tộc anh em.

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Nghề làm mã ở Bảo Hà

Cầm tinh tuổi Ngọ, như lời ông nói đó cũng là nhân duyên khi ông được coi là người đầu tiên đưa nghề làm mã về đất Bảo Hà. Năm nay đã gần 60 tuổi, ông Trần Văn Nghị ở bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà (Bảo Yên) hào hứng nhớ lại câu chuyện của 24 năm về trước, ông khăn gói về Yên Bái học nghề đan và làm mã.

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Thưởng trà, ngắm tranh - sức hút mới từ thú vui tao nhã

Văn hóa thưởng trà của người Việt vốn ấm cúng, gần gũi và mộc mạc. Trải qua thời gian, văn hóa ấy không ngừng được bổ sung những giá trị mới. Trong đó, có thể tới nhiều mô hình: thưởng trà nghe nhạc, thưởng trà mạn đàm, thưởng trà vịnh thơ... và thời gian gần đây còn là "trà - tranh"một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt.

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống

Thành phố Lào Cai là vùng đất cổ, có bề dày truyền thống văn hóa. Sự đa sắc màu của tộc người, với những lễ hội độc đáo, nét văn hóa riêng biệt đã làm nên bức tranh văn hóa đầy màu sắc của thành phố biên cương. Để tiếp nối mạch nguồn lặng lẽ chảy suốt ngàn năm, thành phố Lào Cai đã và đang bảo tồn, phát huy các giá trị để văn hóa thực sự là nền tảng, là trụ cột quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển.

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Đưa văn học thiếu nhi ra biển lớn

Suốt một thời gian dài, văn học thiếu nhi có phần bị xao nhãng, thậm chí bỏ trống. Tuy nhiên gần đây, với nhiều giải thưởng và nhất là văn học thiếu nhi của Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài cho thấy con đường ra biển lớn đã rộng mở.

fbytzltw