Gần 100 người thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn

Sáng 28/3, tại thôn Ta Náng, xã Nậm Xé (Văn Bàn), Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn đã tổ chức thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ năm 2025.

r1.jpg
Sơ đồ vị trí diễn ra cuộc thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Dự thực tập phương án có lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, huyện Văn Bàn và đại diện Công an tỉnh, các đơn vị liên quan cùng đông đảo người dân địa phương, học sinh THCS trên địa bàn.

r6.jpg
Các đại biểu tham quan thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Cuộc thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ năm 2025 đã huy động nhiều phương tiện, trang thiết bị chữa cháy rừng, cứu nạn, cứu hộ với gần 100 người tham gia.

r5.jpg
Hiện trường thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ông Lò Văn Ngoan, Hạt trưởng - Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn cho biết, tình huống giả định được đặt ra là khoảng 9 giờ 30 phút ngày 28/3/2025, Tổ tuần tra rừng thôn Ta Náng gồm 5 người do kiểm lâm địa bàn làm tổ trưởng tổ chức tuần tra khu vực rừng do Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn quản lý đã phát hiện đám cháy tại lô 23, tiểu khu 488, thôn Ta Náng, xã Nậm Xé (Văn Bàn).

t222.jpg
Các lực lượng phối hợp thực tập phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

Ngay lập tức, lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ (thôn Ta Náng) đã huy động tổ bảo vệ rừng cộng đồng và Nhân dân thôn Ta Náng và các dụng cụ gồm cuốc, xẻng dao phát do Trưởng thôn và cán bộ kiểm lâm địa bàn xã thống nhất chỉ huy chữa cháy tại chỗ.

Tuy nhiên, do thời tiết khô hanh lại gặp gió to nên đám cháy lan rộng, lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại chỗ và phương tiện không đủ để dập tắt đám cháy, Trưởng thôn Ta Náng đã báo cáo Hạt trưởng - Trưởng Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, Chủ tịch UBND xã Nậm Xé, đồng thời đề nghị tăng cường lực lượng hỗ trợ.

t8.jpg
Sau hơn 1 giờ triển khai các phương án chữa cháy, đám cháy rừng được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

Lực lượng tăng cường gồm công chức, viên chức của Hạt Kiểm lâm, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Văn Bàn, nhân viên bảo vệ rừng; lực lượng công an, Ban Chỉ huy Quân sự, Đoàn Thanh niên; cán bộ công chức xã, y tế và Nhân dân địa phương đã tham gia chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.

Các lực lượng phối hợp và sử dụng cưa xăng, máy thổi gió, bàn dập, cuốc, xẻng, dao phát, cành cây, bình phun nước đeo vai để tham gia hoạt động chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.

Sau hơn 1 giờ triển khai các phương án chữa cháy, đám cháy rừng được khống chế, dập tắt hoàn toàn.

r2.jpg
Lực lượng y tế tham gia cứu chữa người bị thương.

Tại buổi rút kinh nghiệm, các đại biểu đánh giá lực lượng tham gia thực tập phương án chữa cháy rừng, cứu nạn, cứu hộ đã triển khai các tình huống theo đúng chương trình, kịch bản, bảo đảm bám sát tình hình và điều kiện thực tế. Việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng tham gia thực tập phương án bảo đảm đúng yêu cầu.

Buổi thực tập phương án là dịp thực hành, rút kinh nghiệm để nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng và cứu nạn, cứu hộ, mặt khác đánh giá sự phối hợp giữa các lực lượng. Trên cơ sở đó, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể nhằm chủ động ứng phó khi có cháy rừng xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài cuối: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sông Hồng - dòng chảy đỏ nặng phù sa, nơi hun đúc nền văn minh rực rỡ, nơi in dấu những bước chân đầu tiên của người Việt trên hành trình dựng nước và giữ nước. Hàng nghìn năm qua, con sông ấy không chỉ mang lại nguồn sống cho bao thế hệ mà còn kết nối những vùng đất, những nền văn hóa, tạo nên một vùng Bắc Bộ trù phú và giàu bản sắc.

Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 6: Hành trình kiến tạo những đô thị ven sông

Dọc theo đôi bờ sông Hồng trên hành trình chảy qua 9 tỉnh của Việt Nam, những đô thị mới dần hình thành, mang theo những khát vọng phát triển, hòa quyện giữa sự hoang sơ và hơi thở hiện đại. Từ miền thượng nguồn nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt tại tỉnh Lào Cai, chúng tôi đã rong ruổi theo dòng sông qua các tỉnh để về Thái Bình. 

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục kinh tế động lực “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 2: Những thương cảng trên sông Hồng

Sông Hồng - con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nền văn minh người Việt, không chỉ là huyết mạch giao thông quan trọng mà còn từng chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều thương cảng sầm uất. Những bến cảng trên sông Hồng đã góp phần thúc đẩy giao thương, kết nối kinh tế và làm nên diện mạo của các đô thị ven sông từ hàng trăm năm trước.

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

[Ảnh] Thắp đèn tăng ca xây nhà buổi tối

Huyện Mường Khương đăng ký thời điểm từ tháng 7/2024 đến hết tháng 6/2025 sẽ hỗ trợ Nhân dân xóa 4.244 nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến thời điểm này huyện Mường Khương đã hỗ trợ các hộ xây dựng mới và sửa chữa 2.604 ngôi nhà, đa số đã hoàn thành, hiện còn 1.604 nhà chưa khởi công.

Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 5: Không gian sông Hồng - biểu tượng mới của Thủ đô

Sông Hồng - dòng chảy mang trong mình bao lớp trầm tích lịch sử, văn hóa và những câu chuyện huyền thoại, từ lâu trở thành biểu tượng gắn bó mật thiết với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội. Không chỉ nâng niu, nuôi dưỡng sự phồn thịnh cho kinh kỳ ngàn năm, sông Mẹ còn chuyên chở những giá trị tinh thần, hun đúc bản sắc và khát vọng của bao thế hệ.

Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

HIỆN THỰC HÓA GIẤC MƠ ĐÔ THỊ DỌC SÔNG HỒNG: Bài 4: Đánh thức tiềm năng từ đất bãi ven sông

Sông Hồng - dải lụa mềm mại vắt qua Thủ đô Hà Nội, mang theo bao lớp trầm tích phù sa, hun đúc nên những bãi bồi trù phú, những doi đất giàu tiềm năng. Dòng chảy ấy không chỉ là nhân chứng lịch sử của bao thăng trầm, mà còn là nguồn cảm hứng bất tận cho những dự án quy hoạch đô thị, vẽ nên giấc mơ về một thành phố hai bên bờ sông, nơi cuộc sống hòa quyện giữa thiên nhiên và hiện đại.

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Từ con đường tơ lụa trên sông Hồng đến trục động lực kinh tế “chung dòng sông cùng ý tưởng”: Bài 1: “Con đường tơ lụa” trên sông Hồng

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, có nhiều “con đường tơ lụa” được nhắc đến hiện nay, như tuyến đường thương mại Đông - Tây giữa Hy Lạp và Trung Quốc bắt đầu mở trong thế kỷ I và II TCN; hay “con đường tơ lụa” chính đi từ thủ đô của Trung Quốc qua Trung Á đến châu Âu... Và có một “con đường tơ lụa” nổi tiếng trên sông Hồng vẫn chảy suốt từ thời cổ đại đến hôm nay, đang trở thành “con đường tơ lụa” trong thời đại mới.

fb yt zl tw