Fed giữ nguyên lãi suất, chỉ ra 3 đợt cắt giảm trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giữ nguyên lãi suất lần thứ ba liên tiếp và đặt ra mục tiêu cho nhiều đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2024.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chủ tịch Fed Jerome Powell thông báo về quyết định lãi suất mới trong hôm 13/12.

Với việc tỷ lệ giảm bớt và nền kinh tế Mỹ đang ổn định, các nhà hoạch định chính sách thuộc Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên trong phạm vi từ 5,25% - 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm.

Cùng với quyết định giữ nguyên lãi suất, Fed dự kiến ít nhất 3 lần cắt giảm lãi suất trong năm 2024. Số lần cắt giảm lãi suất này thấp hơn so với dự đoán của thị trường là 4, nhưng 'mạnh mẽ' hơn những gì các quan chức đã chỉ ra trước đó.

Thị trường đã dự đoán trước về quyết định giữ nguyên lãi suất của – có thể chấm dứt chu kỳ tăng 11 lần, đẩy lãi suất quỹ liên bang lên mức cao nhất trong hơn 22 năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không chắc chắn về mức độ tham vọng của FOMC đối với việc nới lỏng chính sách. Sau khi quyết định được đưa ra, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã tăng hơn 400 điểm, lần đầu tiên vượt qua mức 37.000.

Biểu đồ “dot plot” của FOMC về kỳ vọng của từng thành viên cho thấy sẽ có 4 lần cắt giảm lãi suất nữa vào năm 2025, tương đương 1 điểm phần trăm. 3 lần giảm nữa vào năm 2026 sẽ khiến lãi suất tham chiếu giảm xuống trong khoảng 2% -2,25%, gần bằng với triển vọng dài hạn.

Tuy nhiên, sau quyết định của Fed cùng với cuộc họp báo của , các thị trường lại đặt cược vào một lộ trình cắt giảm lãi suất thậm chí còn quyết liệt hơn, dự đoán mức giảm lãi suất 1,5 điểm phần trăm trong năm 2024, gấp đôi nhịp độ giảm mà FOMC đưa ra.

Trong một tín hiệu cho thấy chu kỳ tăng lãi suất dường như đã kết thúc, tuyên bố của FOMC nói rằng ủy ban sẽ xem xét nhiều yếu tố để thực hiện thêm “bất kỳ” đợt siết chặt chính sách nào nếu cần, từ này chưa từng được Fed sử dụng trong các tuyên bố trước đây.

Lạm phát giảm trong cả năm

Những diễn biến mới xuất hiện trong bối cảnh lạm phát đang được cải thiện, sau khi tăng vọt lên mức cao nhất trong 40 năm vào giữa năm 2022.

“Lạm phát đã giảm bớt từ mức cao nhất và điều này xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp không tăng đáng kể. Đó là một tin rất tích cực”, Chủ tịch Jerome Powell nói trong cuộc họp báo.

Điều này cũng phản ánh lại diễn biến tâm lý mới của các nhà hoạch định chính sách được nêu trong tuyên bố. FOMC đã bổ sung thêm cụm từ rằng lạm phát đã “giảm bớt trong năm qua” trong khi vẫn giữ nguyên mô tả giá cả là “tăng cao”. Các quan chức Fed dự báo lạm phát lõi giảm xuống 3,2% vào năm 2023 và 2,4% vào năm 2024, sau đó xuống 2,2% vào năm 2025. Cuối cùng, nó sẽ quay trở lại mục tiêu 2% vào năm 2026.

Dữ liệu kinh tế công bố trong tuần này cho thấy giá tiêu dùng và giá bán buôn ít thay đổi trong tháng 11. Tuy nhiên, bằng một số biện pháp, Fed đang tiến gần đến mục tiêu lạm phát 2%. Tính toán của Bank of America chỉ ra rằng thước đo lạm phát ưa thích của Fed sẽ rơi vào khoảng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 11 và thực tế có thể đạt tỷ lệ hàng năm là 2% trong 6 tháng, đáp ứng mục tiêu của ngân hàng trung ương.

Tuyên bố cũng lưu ý rằng nền kinh tế Mỹ “đã chậm lại”, trong khi trước đó, vào tháng 11, uỷ ban tuyên bố rằng nền kinh tế đã “mở rộng với tốc độ mạnh mẽ”.

Trong cuộc họp báo, ông Powell cho biết: “Các chỉ số gần đây cho thấy tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh tế đã chậm lại đáng kể so với tốc độ trong quý 3. Mặc dù vậy, GDP vẫn đang trên đà tăng trưởng khoảng 2,5% trong cả năm”.

Các thành viên FOMC đã nâng mức dự báo tăng trưởng GDP lên 2,6% trong năm 2023, tăng nửa điểm phần trăm so với lần cập nhật gần đây nhất trong tháng 9. Các quan chức dự đoán GDP sẽ ở mức 1,4% vào năm 2024, gần như không thay đổi so với dự báo trước đó. Dự báo về tỷ lệ thất nghiệp hầu như không thay đổi, ở mức 3,8% vào năm 2023 và tăng lên 4,1% trong những năm tiếp theo.

Các quan chức nhấn mạnh rằng họ sẵn sàng tăng lãi suất một lần nữa nếu lạm phát bùng phát. Tuy nhiên, hầu hết đều tỏ rõ sự kiên nhẫn khi theo dõi tác động của các đợt nâng lãi suất trước đây thẩm thấu dần vào nền kinh tế Mỹ./.

viettimes.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Lào: Cho phép học sinh nghỉ học nếu nền nhiệt quá cao

Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, trước tình trạng nắng nóng kéo dài với nền nhiệt cao kỷ lục liên tục trên 40 độ C trong những ngày qua, Bộ Giáo dục và Thể thao Lào vừa chỉ đạo các nhà quản lý trường học trên cả nước xem xét cho học sinh nghỉ học nếu cần thiết để trẻ em không phải chịu đựng nhiệt độ cao như hiện nay.

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Thủ tướng Haiti Ariel Henry từ chức

Truyền thông Haiti hôm qua (25/4) đưa tin, Thủ tướng nước này, ông Ariel Henry đã từ chức, mở đường cho một chính phủ mới của quốc gia Caribe này. Chức vụ Thủ tướng tạm thời do ông Michel Patrick Boisvert, Bộ trưởng kinh tế và tài chính nắm giữ.

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Châu Á trở thành điểm sáng tăng trưởng

Giám đốc phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Krishna Srinivasan cho biết, tăng trưởng GDP của khu vực này bất ngờ tăng lên trong nửa cuối năm 2023, do nhu cầu nội địa thúc đẩy mạnh mẽ. Đáng chú ý nhất, Ấn Độ đã ghi nhận những bất ngờ về tăng trưởng tích cực. Châu Á là một "điểm sáng" trong bức tranh kinh tế toàn cầu nhiều mảng màu.

fb yt zl tw