Đưa hiến pháp 2013 vào cuộc sống

YBĐT - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sửa đổi) được Quốc hội thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014. Đây là bản Hiến pháp được các tầng lớp nhân dân đánh giá cao, là sự kết tinh của ý Đảng lòng dân. Dưới đây là một số ý kiến tâm huyết:

Lê Thái Hưng - Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Yên Bái: Đổi mới về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 28/11/2013. Hiến pháp sửa đổi có Chương VIII: Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân. Các điều của chương này là những nội dung hiến định về Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Đối với Tòa án nhân dân, quy định đó được thể hiện từ Điều 102 đến Điều 106. Những nội dung tại Hiến pháp sửa đổi quy định về Tòa án nhân dân so với Hiến pháp năm 1992 có nhiều nội dung mới. Đó là những định hướng quan trọng đổi mới về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân. Những nội dung mới và định hướng sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án như sau:

1. Quy định của Hiến pháp về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án: Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.

Đây là điểm rất mới, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm phân định quyền lực của Hiến pháp theo hướng là Quốc hội: lập hiến lập pháp, Chính phủ: hành pháp, Tòa án: thực hiện quyền tư pháp nhằm hoàn thiện bộ máy Nhà nước theo hướng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

2. Quy định của Hiến pháp về hệ thống Tòa án nhân dân: Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đã khẳng định hệ thống tòa án theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào địa giới hành chính. Hiến pháp đã thể chế quan điểm này tại Khoản 2 Điều 102. Đây là những yếu tố đảm bảo tính khả thi của nguyên tắc “Tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”.

3. Quy định Hiến pháp bổ sung nguyên tắc mới hoạt động của Tòa án:

“Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo” nhằm đảm bảo việc đưa ra phán quyết của Hội đồng xét xử chính xác, đúng pháp luật. Quy định này nâng cao chất lượng xét xử của tòa án nhân dân các cấp, giảm các vụ việc oan sai. Xuất phát từ quy định này của Hiến pháp, pháp luật tố tụng phải quy định chi tiết, cụ thể về tranh tụng tại phiên tòa của tất cả các lĩnh vực xét xử.

Hiến pháp bổ sung nguyên tắc mới: “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo” (trước đây đã được thể hiện trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân).

4. Quy định về Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thẩm phán: Khoản 3 Điều 105 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Việc bổ nhiệm, phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức nhiệm kỳ của Thẩm phán và việc bầu, nhiệm kỳ của Hội thẩm do luật định” là định hướng để Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi nội dung những nội dung mới như sau:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thẩm phán khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ thẩm phán: 5 năm lần đầu, bổ nhiệm lại đến hưu hoặc 10 năm (Tòa án nhân dân tối cao không có nhiệm kỳ).

Độ tuổi của thẩm phán: Theo hướng kéo dài độ tuổi làm việc (Tòa án tối cao: 70 tuổi; thẩm phán khác: 65 tuổi), nam nữ như nhau.

Phùng Tiến Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái: Quy định rõ hơn về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương

Chính quyền địa phương được Hiến pháp năm 2013 quy định tại Chương IX, trước đây là tên chương Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (Hiến pháp 1992). Hiến pháp sửa đổi quy định một cách tổng quát về phân chia đơn vị hành chính, còn những vấn đề tổ chức, thẩm quyền của từng cấp chính quyền sẽ do luật định.

Về nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương: Hiến pháp mới đã có bước kế thừa những quy định của Hiến pháp năm 1992 đồng thời bổ sung nhiều điểm mới đổi mới thể chế về chính quyền địa phương trong thời gian tới, quy định rõ hơn về tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương. Hiến pháp khẳng định, nơi nào có đơn vị hành chính thì chính quyền địa phương có hội đồng nhân dân (HĐND) và ủy ban nhân dân (UBND). 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 114 Hiến pháp: “UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐND cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên”.

Hội đồng nhân dân là một chế định dân chủ do dân trực tiếp bầu ra, được tổ chức ở từng cấp chính quyền, cấp chính quyền đó có thể là một cấp, hai cấp, được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt... Sự hiện diện và phát huy vai trò của HĐND ở các cấp chính quyền địa phương là cần thiết để khẳng định quyền làm chủ của nhân dân.

Hiến pháp tiếp tục phát huy cao nhất vị trí, vai trò và trách nhiệm trước nhân dân, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, tiếp tục khẳng định chế định HĐND trong tổ chức chính quyền địa phương cũng nhằm khẳng định và bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân trong việc có cơ quan đại diện và giám sát cơ quan hành chính Nhà nước. Nhân dân thông qua HĐND sẽ giám sát được việc thực hiện quyền lực của mình ra sao, quyền dân chủ của mình được pháp luật bảo vệ như thế nào.

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về đề cao quyền làm chủ của nhân dân, phát huy dân chủ và đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp, chỉ rõ bản chất, nguồn gốc, mục đích, sức mạnh của quyền lực Nhà nước ta là ở nhân dân, thuộc về nhân dân.

 Q.N (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 - NQ/TW

Chiều 16/7, Ban Chỉ đạo Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025 thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Đưa OCOP trở thành một sáng kiến toàn cầu

Chiều 15/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp đoàn các bộ trưởng, quan chức cấp cao về nông nghiệp một số nước châu Phi, châu Á tham dự Diễn đàn trao đổi kinh nghiệm cấp cao giữa các khu vực về mô hình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) do Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO).

Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ BĐBP tỉnh lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030: Lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Lào Cai nhiều chủ trương và triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025, qua đó phát huy vai trò nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia và tham gia xây dựng biên giới Lào Cai vững mạnh toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc quyết liệt chỉ đạo, gỡ "nút thắt" cho Dự án đường dây 500kV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc chỉ đạo giải quyết dứt điểm các "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ Dự án đường dây 500kV

Ngày 15/7, đoàn công tác của tỉnh Lào Cai do đồng chí Ngô Hạnh Phúc, Uỷ viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã có buổi kiểm tra thực địa và làm việc tại các xã Cảm Nhân, Yên Thành và xã Thác Bà nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ Dự án Đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc kiểm tra tiến độ Dự án 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên

Sáng 15 tháng 7, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Ngô Hạnh Phúc – Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã trực tiếp đi kiểm tra thực địa tại các vị trí móng cột đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng và thi công thuộc Dự án đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên, đoạn qua hai xã Cảm Nhân và Yên Thành. Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Ban Quản lý điện 1 và chính quyền địa phương.

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Chủ tịch nước trao Quyết định thăng quân hàm đối với sĩ quan cao cấp Quân đội và Công an

Ngày 14/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì Lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng đối với các sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.

fb yt zl tw