Đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa

Thành phố Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng hệ sinh thái sáng tạo, trọng tâm là phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Hiện, thành phố đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân đóng góp vào dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, với kỳ vọng đây sẽ là văn bản pháp lý để mở đường cho phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa chất lượng, chuyên nghiệp, đưa Hà Nội trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa lớn của cả nước và khu vực.

Hà Nội sẽ mở rộng nhiều không gian sáng tạo để phát triển công nghiệp văn hoá.

Mở rộng các không gian sáng tạo

Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa gồm 5 chương, 24 điều. Trong đó, Trung tâm công nghiệp văn hóa được định nghĩa là "khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa". Các trung tâm này có thể được thành lập theo 3 mô hình tổ chức: Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập hoặc hợp tác xã. Dự thảo đề xuất một khung pháp lý toàn diện cho việc thành lập, quản lý và vận hành các trung tâm công nghiệp văn hóa - nơi kết nối giữa di sản văn hóa truyền thống và công nghệ hiện đại để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ văn hóa có giá trị cao.

Một điểm đáng chú ý trong dự thảo là việc đề xuất hai phương thức chính để phát triển các trung tâm công nghiệp văn hóa. Phương thức thứ nhất là Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng ngân sách, sau đó thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoặc nhượng quyền cho doanh nghiệp, hợp tác xã để quản lý, vận hành. Phương thức thứ hai là cho các tổ chức, cá nhân thuê công trình tài sản công (như các cơ sở sản xuất công nghiệp, thương mại cũ đã di dời) để cải tạo, sửa chữa thành trung tâm công nghiệp văn hóa. Đây được coi là một bước đi quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi công năng các công trình cũ, không còn sử dụng hiệu quả, thành không gian sáng tạo văn hóa mới, đồng thời thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

Hoàng thành Thăng Long là nơi tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo thu hút đông đảo người dân và du khách.
Hoàng thành Thăng Long là nơi tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo thu hút đông đảo người dân và du khách.

Là người trực tiếp tham gia thiết kế nhiều không gian sáng tạo cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Thế Sơn bày tỏ, nếu Nghị quyết này được thông qua sẽ là cơ hội lớn cho cộng đồng nghệ sĩ sáng tạo. “Hà Nội có rất nhiều công trình có thể phát triển thành những không gian sáng tạo hấp dẫn. Nếu Nghị quyết được thông qua, các nghệ sĩ, nhà thiết kế và những người sáng tạo sẽ có nhiều không gian để chia sẻ ý tưởng và phát triển các sản phẩm văn hóa độc đáo", họa sĩ Nguyễn Thế Sơn cho biết.

Để khuyến khích đầu tư, dự thảo đề xuất nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn như ưu tiên lập quy hoạch và bố trí quỹ đất, miễn giảm tiền thuê đất, miễn tiền thuê công trình trong 3 năm đầu và giảm 50% trong 3 năm tiếp theo, hỗ trợ lãi suất vay vốn, đào tạo nhân lực và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại của thành phố…

Rộng đường cho văn hóa phát triển

Dự thảo Nghị quyết đang được lấy ý kiến có quy định rõ về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa. Trong đó nêu rõ nguyên tắc thành lập, tổ chức và hoạt động của trung tâm nhằm bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát triển, phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống mang bản sắc của Thủ đô. Trung tâm công nghiệp văn hóa phải tạo môi trường để các nghệ sĩ, nhà sáng tạo thể hiện ý tưởng đổi mới, sáng tạo và phát triển sản phẩm văn hóa; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong sản xuất và phân phối sản phẩm văn hóa. Dự thảo nêu rõ việc kết hợp nguồn lực Nhà nước và tư nhân để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và sản phẩm văn hóa; đầu tư cho phát triển công nghiệp văn hóa là đầu tư cho con người.

Phố đi bộ Trần Nhân Tông diễn ra nhiều sự kiện văn hoá, du lịch sáng tạo của thành phố.
Phố đi bộ Trần Nhân Tông diễn ra nhiều sự kiện văn hoá, du lịch sáng tạo của thành phố.

Ngoài ra, dự thảo làm rõ hơn lĩnh vực hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa gồm: Du lịch văn hóa; thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn; thiết kế; phần mềm và trò chơi giải trí; quảng cáo; kiến trúc; điện ảnh; truyền hình và phát thanh; xuất bản; thời trang; các lĩnh vực khác liên quan đến công nghiệp văn hóa. Hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa gồm: Tư vấn, hỗ trợ sáng tạo và sản xuất sản phẩm, dịch vụ văn hóa; hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ văn hóa; tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hóa; xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hóa trong nước và nước ngoài…

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, việc xây dựng Nghị quyết sẽ tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Hà Nội. Nếu Nghị quyết đi vào cuộc sống và được thực thi một cách hiệu quả sẽ giúp giảm bớt các khó khăn hiện tại, đồng thời tạo ra đòn bẩy phát triển bền vững cho ngành văn hóa trong tương lai.

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến rộng rãi của người dân về dự thảo Nghị quyết để hoàn thiện trước khi trình HĐND thành phố thông qua. Dự kiến, sau khi được thông qua, Nghị quyết sẽ góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành "Thành phố sáng tạo", đồng thời đưa văn hóa trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, tạo được nguồn thu, đóng góp vào sự phát triển kinh tế – xã hội và góp phần quảng bá hình ảnh Thủ đô.

Phó Chủ tịch Hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc Trần Thị Ngọc Lan: Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư

Bà Trần Thị Ngọc Lan.

Bà Trần Thị Ngọc Lan.

Là người nhiều năm gắn bó với làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, tôi luôn kỳ vọng làng nghề không chỉ là điểm đến du lịch, văn hóa mà còn trở thành một trung tâm công nghiệp văn hóa của thành phố. Vừa qua, làng lụa Vạn Phúc chính thức trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu, với danh hiệu này, các nghệ nhân làng nghề Vạn Phúc càng ý thức rõ hơn trách nhiệm giữ gìn làng nghề, đưa danh tiếng của lụa Vạn Phúc vươn xa hơn nữa trên thị trường quốc tế, đồng thời phát triển làng trở thành điểm đến của văn hóa và sáng tạo...

Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa mở ra nhiều cơ chế hợp tác cởi mở giữa Nhà nước và tư nhân, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tư nhân mạnh dạn đầu tư vào các không gian văn hóa có thể đem lại giá trị kinh tế lớn. Các làng nghề cũng sẽ có định hướng rõ ràng hơn trong việc phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời có những sáng tạo mới phù hợp với thời đại.

Chủ tịch Liên chi hội Du lịch Xanh Việt Nam Phùng Quang Thắng: Góp phần khẳng định thương hiệu du lịch Hà Nội

Ông Phùng Quang Thắng.

Ông Phùng Quang Thắng.

Dự thảo Nghị quyết quy định rõ một số hoạt động của các trung tâm công nghiệp văn hóa, trong đó có du lịch văn hóa. Nhiều năm qua, thành phố Hà Nội rất quan tâm đến phát triển du lịch, coi du lịch văn hóa là thế mạnh. Nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đã tạo nên thương hiệu mạnh cho du lịch Thủ đô. Tôi cho rằng, Hà Nội có dư địa rất lớn để phát triển công nghiệp văn hóa từ hoạt động du lịch. Rất nhiều không gian di tích, di sản, không gian văn hóa công cộng có thể trở thành điểm đến hấp dẫn, mang lại giá trị kinh tế cao.

Điểm nổi bật của dự thảo Nghị quyết là đưa ra khung pháp lý toàn diện, rõ ràng, chi tiết, cùng những chính sách đầu tư hấp dẫn như hỗ trợ vay vốn, ưu đãi lãi suất, đào tạo nguồn nhân lực… Tôi tin rằng, khi Nghị quyết được thông qua và đi vào cuộc sống, sẽ thu hút được nhiều nguồn lực xã hội để xây dựng các sản phẩm công nghiệp văn hóa mới mẻ, sáng tạo, góp phần khẳng định thương hiệu “Hà Nội – Điểm đến du lịch thành phố hàng đầu châu Á”.

Đạo diễn Hoàng Công Cường: Bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Đạo diễn Hoàng Công Cường.

Đạo diễn Hoàng Công Cường.

Hà Nội là trung tâm văn hóa lớn của cả nước với số lượng di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và lễ hội nhiều nhất cả nước. Mặc dù có dư địa phát triển công nghiệp văn hóa rất lớn nhưng Hà Nội vẫn chưa phát huy hết tiềm năng này. Nhiều không gian của thành phố có thể thu hút đầu tư nhưng đang gặp khó khăn về cơ chế, chính sách.

Dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa với nhiều điều khoản, chính sách mới có thể gỡ khó cho các doanh nghiệp đầu tư. Tôi hoàn toàn tán thành với các nội dung trong dự thảo, đặc biệt là định hướng rõ ràng về hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hóa, bảo đảm hài hòa giữa bảo vệ và phát huy tiềm năng, thế mạnh, giá trị văn hóa truyền thống; đồng thời tạo môi trường cho các nhà sáng tạo, nghệ sĩ thể hiện ý tưởng đổi mới. Tôi tin rằng, khi dự thảo Nghị quyết được thông qua và đi vào cuộc sống sẽ tạo động lực lớn để Hà Nội phát triển, trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước và khu vực.

Theo hanoimoi.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Hà Trúc Linh trở thành tân Hoa hậu Việt Nam 2024

Trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 diễn ra tại thành phố Huế, cô gái Phú Yên Hà Trúc Linh đã chính thức đăng quang ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2024, kế nhiệm ngôi vị đầy vinh quang và thành công của Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy.

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Trao giải Cuộc vận động sáng tác ca khúc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân cho 33 tác phẩm âm nhạc xuất sắc

Các tác phẩm với ca từ giàu hình ảnh, cảm xúc đã thể hiện sâu sắc vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, phản ánh niềm tự hào và niềm tin của nhân dân về Quốc hội Việt Nam và người đại biểu dân cử.

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm của người Xá Phó

Nghệ thuật đính cườm tạo thành hoa văn thổ cẩm trên váy áo của dân tộc Xá Phó mang vẻ đẹp riêng, tạo sức hấp dẫn trên trang phục, cũng như một số đồ dùng hằng ngày được thiết kế ứng dụng từ thổ cẩm của người Xá Phó như: túi thổ cẩm, khăn trải bàn, tranh treo tường…

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đạt thành tích xuất sắc tại Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” khu vực phía Bắc năm 2025

Trong 2 ngày (23 - 24/6), tại tỉnh Quảng Bình, Liên hoan “Tiếng kèn Đội ta” các cung, nhà thiếu nhi, trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Bắc năm 2025 đã diễn ra sôi nổi. Tham gia Liên hoan, đoàn thiếu nhi Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh Lào Cai đã đạt thành tích xuất sắc.

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

[Ảnh] Phụ nữ vùng cao giữ nghề truyền thống

Những tri thức dân gian làm nghề truyền thống của các dân tộc vùng cao Lào Cai đã có từ ngàn đời nay. Trong nhịp sống hiện đại, những tri thức ấy vẫn được đồng bào gìn giữ và lưu truyền, tạo nên nét đẹp độc đáo của mỗi dân tộc. 

fb yt zl tw