Đưa công nghệ vào khai thác bản quyền di sản, thúc đẩy công nghiệp văn hóa

Ngày 5/8, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã tổ chức chuỗi sự kiện Hội nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội UNESCO thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và đóng góp của Phong trào UNESCO đối với công nghiệp văn hóa” nhằm thúc đẩy giáo dục, khoa học, văn hóa và truyền thông toàn cầu.

1.jpg
Quang cảnh Hội nghị.

Hội nghị quy tụ 40 đại diện đến từ các quốc gia thành viên Liên hiệp các hội UNESCO thế giới (WFUCA) như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Italia, Hy Lạp, Kazakhstan, Rumani… cùng hàng trăm đại biểu từ các cơ quan, ban ngành, tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học uy tín tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ sự kiện, Công ty công nghệ Phygital Labs đã vinh dự nhận danh hiệu “Startup tiên phong trong hành trình phát huy giá trị văn hóa di sản 2024” do Liên hiệp các hội UNESCO thế giới trao tặng. Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực trong hành trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ định danh số vào văn hóa Việt Nam nói riêng, và văn hóa thế giới nói chung của Phygital Labs.

CEO Huy Nguyễn được vinh danh là “Người tiên phong đưa công nghệ vào văn hóa di sản Việt Nam 2024”.
CEO Huy Nguyễn được vinh danh là “Người tiên phong đưa công nghệ vào văn hóa di sản Việt Nam 2024”.

Đồng thời, Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Công ty Phygital Labs Huy Nguyễn cũng được vinh danh là “Người tiên phong đưa công nghệ vào văn hóa di sản Việt Nam 2024”, cho những đóng góp nổi bật, tâm huyết, đầy tính sáng tạo để di sản của Việt Nam tiến gần hơn đến giá trị thật của nó và tạo được một cuộc công nghiệp về văn hóa thật sự.

Trước đó, Huy Nguyễn và Phygital Labs đã đặt nền móng đầu tiên trong việc đưa công nghệ Vật lý số vào phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa Việt thông qua các dự án cụ thể như: Định danh số tượng Nghê Văn Miếu, tạo nên cuốn sách vật lý số đầu tiên; Định danh số cho 10 cổ vật đầu tiên tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế; Ra mắt không gian triển lãm văn hóa Metaverse tích hợp Apple Vision Pro, tạo ra những trải nghiệm mới và cơ hội mới cho việc quảng bá văn hóa trên toàn cầu.

Trình bày tham luận “Ứng dụng công nghệ để khai thác bản quyền di sản, thúc đẩy công nghiệp văn hóa” tại hội nghị, CEO Huy Nguyễn cho biết, với Giải pháp định danh số Nomion, bản quyền các hiện vật di sản sẽ được khai thác hiệu quả thông qua 3 ý tưởng chủ đạo: Tạo nguồn thu từ việc bán vé tham quan triển lãm số; sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm là bản sao có chứng thực của các hiện vật di sản; tiến đến giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số.

Định danh số là quá trình gắn mã định danh duy nhất cho mỗi hiện vật, giúp theo dõi và quản lý thông tin chi tiết về nguồn gốc và tạo ra giá giá trị số của chúng. Từ giải pháp định danh số Nomion, công nghệ chip NFC và blockchain được sử dụng để bảo đảm việc truyền tải dữ liệu nhanh chóng và an toàn, đồng thời bảo vệ dữ liệu không thể giả mạo. Quá trình này giúp các cơ quan quản lý di sản bảo vệ hiện vật hiệu quả hơn, chống lại hàng giả và trộm cắp bản quyền, đồng thời tạo thêm những xác thực khoa học từ công nghệ hỗ trợ cho công tác quản lý.

Không gian triển lãm số cổ vật Triều Nguyễn.
Không gian triển lãm số cổ vật Triều Nguyễn.

Khi đã được định danh và xác thực, các hiện vật được trưng bày dưới dạng triển lãm số, cho phép du khách từ mọi nơi trên thế giới tham quan qua công nghệ VR, AR và XR. Triển lãm số không chỉ quảng bá di sản văn hóa toàn cầu dễ dàng mà còn tạo ra nguồn thu nhập bổ sung thông qua việc bán vé tham quan online.

Giá trị trực tiếp trong mô hình này là sản xuất và phân phối các món đồ lưu niệm, tuy là bản sao của các hiện vật di sản văn hóa nhưng được xác thực, định danh bởi đơn vị sở hữu, từ đó tạo ra các nguồn thu mới và vẫn bảo vệ bản quyền di sản. Công nghệ chip NFC được tích hợp vào các sản phẩm này, cho phép người dùng truy cập thông tin, dữ liệu của hiện vật được số hóa… dễ dàng xác thực bằng di động.

Một hướng đề xuất mở tiếp theo là việc tạo ra và giao dịch các phiên bản số của hiện vật di sản trên chợ số, hay chợ vật lý số, ứng dụng công nghệ blockchain để bảo đảm tính xác thực và an toàn của giao dịch. Điều này giúp mở rộng phạm vi tiếp cận và tạo ra mô hình kinh tế số trong công nghiệp văn hóa.

Với các ý tưởng về ứng dụng công nghệ vật lý số để khai thác bản quyền di sản, góp phần thúc đẩy công nghiệp văn hóa, Phygital Labs đang tập trung nguồn lực để phát triển công nghệ, làm nền tảng vững chắc để đưa mô hình này trở nên phổ biến, góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm sáng trên bản đồ công nghiệp văn hóa thế giới.

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Cần một chiến lược tổng thể để đưa Việt Nam trở thành điểm đến của điện ảnh thế giới

Đại diện ngành du lịch các địa phương cho rằng, cần có một kế hoạch tổng thể từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để đưa Việt Nam trở thành một điểm đến mới của điện ảnh thế giới. Những ý kiến này đã được đưa ra bên lề cuộc Tọa đàm trực tuyến: “Việt Nam - điểm đến mới của điện ảnh thế giới”, do Báo Nhân Dân phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Văn hóa tổ chức.

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Lễ trao Giải Cánh diều 2024: Tôn vinh tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Tối 10/9, tại Nhà hát Đó - Vega City Nha Trang, Hội Điện ảnh Việt Nam phối hợp cùng UBND tỉnh Khánh Hòa và Công ty Cổ phần Vega City thuộc Tập đoàn KDI Holdings đã tổ chức lễ trao thưởng Giải Cánh diều 2024 với chủ đề “Đam mê tỏa sáng”, tôn vinh những tác phẩm, nghệ sĩ và người làm phim xuất sắc nhất trong năm

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Kể chuyện lịch sử thời 4.0

Với sự phát triển của mạng xã hội, thời gian qua các nhà sáng tạo nội dung đã sản xuất ra nhiều kênh, clip giới thiệu về đề tài lịch sử. Ở đó, những dấu ấn lịch sử của dân tộc được tái hiện một cách sinh động, thu hút đông đảo người xem, đặc biệt là giới trẻ.

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Lần đầu tiên tổ chức "Ngày Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam" ở nước ngoài

Ngày văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam tại Pháp vào ngày 13/9. Sự kiện sẽ tạo cầu nối, hội tụ các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài, người nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam nhằm xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam.

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Ẩm thực Việt Nam trên những lá bài

Thế giới ẩm thực Việt Nam vốn rất đa dạng và nổi tiếng. Ấn tượng hơn nữa khi xuất hiện trên các lá bài Măm tarot, những món ăn, đồ uống trở nên vừa quen thuộc, vừa mới mẻ, khi được giải thích cặn kẽ qua minh họa bằng hình ảnh cuốn hút.

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

Hoạt động xuất bản 'khát' nhân lực chất lượng

“Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động xuất bản Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới” là chủ đề Hội thảo khoa học quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức tại Hà Nội.

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có luật riêng cho làng nghề phát triển

Cần có một hành lang pháp lý thuận lợi, một môi trường kinh doanh thông thoáng để phát huy làng nghề trong thời gian tới. Đây là chia sẻ của ông Trịnh Quốc Đạt - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam với phóng viên Báo Đại Đoàn Kết.

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển

Tối 6/9, tại Stockholm, Thụy Điển, nhân kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Điển, Bộ VHTTDL phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Điển tổ chức Tuần Văn hóa Việt Nam tại Thụy Điển nhằm quảng bá giá trị, tinh hoa văn hóa của Việt Nam đến bạn bè quốc tế nói chung và người dân Thụy Điển nói riêng.

fbytzltw